Tiến Sĩ Bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang
    Quy ước viết tắt và ký hiệu 1
    Mục lục 2
    MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
    8
    1.1. Giới thuyết một số khái niệm 8
    1.2. Tình hình nghiên cứu về bản sắc dân tộc trong văn hóa nói chung và trong ca khúc mới ở nước ta 144
    1.3. Các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án 32
    Tiểu kết 42

    CHƯƠNG 2: BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG CA KHÚC MỚI VIỆT NAM VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NÓ 44
    2.1. Bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam và những yếu tố tạo nên bản sắc đó 44
    2.2. Những biến đổi của bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam 71
    Tiểu kết 91

    CHƯƠNG 3: TỪ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG CA KHÚC MỚI VIỆT NAM, GÓP BÀN THÊM VỀ BẢN SẮC DÂN TỘC NÓI CHUNG 93
    3.1. Về bản sắc dân tộc trong quốc gia có nhiều thành phần dân tộc 93
    3.2. Về tính khách quan, chủ quan của bản sắc dân tộc 111
    Tiểu kết 111
    KẾT LUẬN 125
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ THỂ HIỆN NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 129
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
    PHỤ LỤC 143

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Lịch sử loài người gắn liền với những nền văn hoá phong phú và đa dạng. Mỗi quốc gia, mỗi tộc người đều có lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển khác nhau để tạo nên những nền văn hoá truyền thống đặc trưng của dân tộc ấy. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã tạo cho mình một nền văn hoá độc đáo không lẫn vào với văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới, đó cũng chính là bản sắc của dân tộc Việt Nam.
    Ca khúc mới Việt Nam được hình thành từ những năm 30 của thế kỷ trước, trên cơ sở tiếp thu các kỹ thuật sáng tác cũng như phương thức ghi nhạc của phương Tây. Chính vì vậy, đã có những ca khúc chịu ảnh hưởng đậm nét âm nhạc nước ngoài. Tình hình này kéo dài suốt quá trình phát triển của ca khúc từ khi hình thành cho tới nay, trong đó vấn đề bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam nói riêng cũng như trong âm nhạc Việt Nam nói chung, luôn là đề tài dành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
    Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (1986), nhất là trong những năm gần đây, lĩnh vực ca khúc đã và đang có những hoạt động hết sức sôi nổi với các chương trình ca nhạc, các cuộc thi sáng tác ca khúc mới hay các cuộc thi tìm kiếm tài năng diễn ra muôn hình muôn vẻ. Đặc biệt, trong bối cảnh các hoạt động giao lưu văn hóa diễn ra ngày càng gia tăng hiện nay, việc du nhập những yếu tố âm nhạc nước ngoài vào âm nhạc Việt Nam nói chung và ca khúc mới nói riêng cũng ngày càng đa dạng và phức tạp ở cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện của tác phẩm.
    Trong các chương trình ca nhạc hiện nay, người ta thấy bản sắc dân tộc trong nhiều ca khúc bị mờ nhạt, thậm chí có những ca khúc không mang bản sắc dân tộc. Tình hình trên đã gây ra nhiều cuộc tranh luận trong giới âm nhạc và cả ngoài giới âm nhạc. Thậm chí, đã có những bài viết thể hiện sự lo lắng cho nền ca khúc Việt Nam, chẳng hạn như bài Ca khúc trẻ đi về đâu? viết năm 2006 của Đỗ Tuấn, trong bài viết này tác giả chia sẻ: “( ) sáng tác và thưởng thức ca khúc của giới trẻ là nhu cầu không thể thiếu trong xã hội. Tuy nhiên thời gian qua, cả giới nhạc sĩ lẫn người nghe chân chính đều có chung nhận xét: nhạc trẻ giờ đã biến tướng, "bị" bình dân hóa với các giai điệu lai căng, vay mượn các nước.” [119]. Năm 2009, trong bài viết Ca khúc Việt đi về đâu?, tác giả Nguyễn Đình San cũng đã thể hiện sự lo lắng của mình rằng: “( ) những bài hát đang ra đời có khuynh hướng xa lạ với tình cảm lớn lao mang tính truyền thống của người Việt như tình cảm với quê hương xứ sở, Tổ quốc. Nghệ thuật cùng dần xa chất liệu dân gian mà có khuynh hướng lai căng, bắt chước.” [108]
    Những lo lắng của các tác giả trên là có cơ sở, bắt nguồn từ thực trạng đời sống ca nhạc nước nhà. Trong đó, nhiều ca khúc đang có nguy cơ xa rời bản sắc dân tộc, nhất là những ca khúc đang phổ biến trong giới trẻ hiện nay.
    Có thể nói, việc tìm hiểu những khía cạnh liên quan đến bản sắc dân tộc để làm sáng tỏ các vấn đề trên trong bối cảnh hiện nay là cấp thiết. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài Bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu cho luận án này.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Với những lý do chọn đề tài nêu trên, mục tiêu nghiên cứu đề ra cho luận án sẽ là:
    - Tìm hiểu thực chất vấn đề bản sắc dân tộc với những biểu hiện cụ thể của nó trong ca khúc mới Việt Nam.
    - Chỉ ra những yếu tố nền tảng đối với việc biểu hiện bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam.
    - Làm rõ sự biến đổi của phương thức biểu hiện bản sắc dân tộc trong ca khúc mới ở hai giai đoạn lịch sử của đất nước là trước và trong đổi mới. Trên cơ sở đó, đánh giá những tác động của phương thức biểu hiện tới bản sắc dân tộc trong ca khúc Việt Nam thời đổi mới và đưa ra một vài gợi mở có thể góp phần đưa ca khúc Việt Nam phát triển theo hướng dân tộc – hiện đại.
    - Với kết quả tìm hiểu bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam, rút ra một số nhận thức về bản sắc dân tộc nói chung.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của luận án chính là bản sắc dân tộc trong ca khúc mới Việt Nam với những khía cạnh liên quan.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Trong khuôn khổ luận án, không thể phân tích tất cả những ca khúc mới đã được sáng tác cho tới nay. Vì vậy, chỉ có thể lựa chọn một số bài đã và đang phổ biến, được sáng tác ở các giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước gắn với các thế hệ tác giả ca khúc.
    Chúng tôi đã cân nhắc và lựa chọn 60 ca khúc dự kiến để thực hiện điều tra xã hội học về bản sắc dân tộc trong các ca khúc đó. Sự lựa chọn danh sách ca khúc chính thức cho luận án này sẽ là những ca khúc có tỷ lệ động thuận khá cao trong kết quả đánh giá của công chúng – từ 70% trở lên. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, có thể một số ca khúc khác ở các giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ được xem xét thêm – kể cả những bài chúng tôi tự mình lựa chọn hoặc những bài đã được sử dụng trong công trình, bài viết của tác giả khác.
    Ngoài ra, một số băng, đĩa tiếng và đĩa hình về các chương trình ca nhạc hoặc giọng hát ca sĩ đã phát hành sẽ được sử dụng để tìm hiểu phần hoà âm phối khí cũng như phần biểu diễn.
     
Đang tải...