Thạc Sĩ Bản sắc dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Dân tộc Tày có một nền văn học khá phát triển so với những dân tộc khác. Bên cạnh những tác phẩm văn học chữ Hán được ra đời từ rất sớm, đến đầu thế kỷ XX, văn học Tày đã đánh dấu sự trưởng thành của nhiều gương mặt như Hoàng Văn Thụ, Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Mai Liễu, Vi Thị Kim Bình, Y Phương, Dương Thuấn . Có thể thấy ở mỗi tác giả đều gắn với những hoàn cảnh và điều kiện xã hội cụ thể, trong đó không thể phủ nhận vai trò góp sức của nhiều yếu tố khác trong xã hội.

    Hầu hết những gương mặt trên là những trí thức sống gắn bó với quê hương dân tộc mình. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và xây dựng hoà bình, họ sống, lao động, chiến đấu gắn bó với thực tế và nhiều người trong số đó được học tập đào tạo, bồi dưỡng trở thành văn nghệ sỹ chuyên nghiệp như Triều Ân, Mã Thế Vinh, Y Phương, Ma Trường Nguyên . Hiện nay chúng ta đã có một đội ngũ nhà thơ dân tộc thiểu số vững vàng về tay nghề và có đóng góp đáng kể cho nền văn học dân tộc nước nhà. Trong số đó Y Phương và Dương Thuấn là hai nhà thơ dân tộc Tày có bản sắc riêng khá tiêu biểu. Họ đã có những đóng góp quan trọng đối với văn học dân tộc thiểu số nói riêng và đối với thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.

    Nhà thơ Y Phương (1948) bắt đầu đời thơ của mình bằng những bài thơ đánh giặc dung dị, càng về sau sáng tác của ông càng thể hiện sự đằm chín trong sáng tác. Y Phương đã xuất bản các tác phẩm: Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc trời (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Thơ Y Phương (Tuyển tập thơ - 2002). Đọc thơ anh ta thấy có sự từng trải

    trong cuộc sống, các đề tài mở rộng: có đồng bằng và biển, có phố phường

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

    sầm uất, có cả thị thành, cả những cuộc chiến đấu anh dũng và cuộc sống vùng cao bình dị. Thơ Y Phương nặng lòng với đất nước, quê hương.

    Cùng với cách viết hiện đại, thông minh, anh viết rất hay về hình ảnh người phụ nữ đậm chất vùng cao, trong thơ Y Phương thường bắt đầu là kể bằng giọng rất nhẹ nhàng mà gửi gắm sâu xa. Thơ anh mộc mạc, hồn nhiên và đậm chất miền núi. Đến thời gian sáng tác sau này chúng ta thấy chất miền núi, chất Tày vẫn không mất đi mà kết hợp hài hoà với lối tư duy hiện đại tạo nên những trang thơ bình dị, hồn nhiên, trong sáng và sâu lắng.

    Tiếp theo là nhà thơ Dương Thuấn (1959) với các tác phẩm: Cưỡi ngựa đi săn (1991), Đi tìm bóng núi (1993), Đi ngược mặt trời (1995), Bà lão và chích choè (1997), Hát với sông Năng (2001), Mười bảy khúc đảo ca (2002), Đêm bên sông yên lặng (2004), Thơ với tuổi thơ (2005), Chia trứng công (2006) và ba tập thơ Tiếng Tày: Lục pjạ hết lùa (1995), Trăng Mã Pí Lèng (2002), Slip nhỉ tua khoăn (2002). Thơ của anh mang đậm hơi thở của cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn nếp nghĩ của dân tộc Tày, những bài ca lao động, phong tục, hội hè, tình yêu trai gái, tình yêu bản làng, quê hương đất nước.

    Lựa chọn đề tài "Bản sắc dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn" chúng tôi mong muốn mang đến cái nhìn toàn diện và hệ thống về các giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của hai nhà thơ Tày tiêu biểu trong giai đoạn hiện nay, qua đó góp phần làm sáng tỏ sự phong phú, đa dạng của nền thơ Việt Nam hiện đại.

    2. Lịch sử vấn đề

    Y Phương và Dương Thuấn là hai nhà thơ dân tộc Tày, những tác phẩm của hai nhà thơ này mang bản sắc rất riêng, độc đáo đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình và của độc giả song những nhận định đánh giá về sự đóng góp của họ mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh nhất định mà chưa được nghiên cứu xem xét đầy đủ, toàn diện.

    Hai tác giả đã được nhắc đến qua một số công trình nghiên cứu về thơ dân tộc thiểu số nhưng còn rất ít: Tuyển tập văn học dân tộc miền núi, NXB GD, 1998, Nông Quốc Chấn (chủ biên). Tập sách giới thiệu những gương mặt thơ tiêu biểu của thơ ca dân tộc thiểu số, cung cấp cho bạn đọc tiểu sử sơ lược, những bài thơ hay và phần lời bình ngắn gọn của các nhà văn, nhà lý luận phê bình . Trong đó Y Phương đựơc giới thiệu sáu bài Tên làng, Anh chiến sỹ áo chàm, Em - Cơn mưa rào - ngọn lửa, Người không thấy thì trời thấy, Phòng tuyến Khau Liêu, Chiếc ba lô; Dương Thuấn được giới thiệu năm bài Lá Giầu, Đi tìm bóng núi, Ăn theo nước, Cực tình, Người làm đồng.

    Y Phương, Dương Thuấn cũng đã trở thành đối tượng nghiên cứu qua một số bài viết của các tác giả Trần Mạnh Hảo, Trinh Đường, Vũ Nho, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Quần Phương, Vân Long . Ngoài ra còn một số bài viết phê bình trên các báo, tạp chí của các tác giả khác về một số khía cạnh của thơ Dương Thuấn và Y Phương đặc biệt là thơ viết về quê hương của hai nhà thơ. Những ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trước là những gợi ý quý báu cho việc triển khai đường hướng nghiên cứu của chúng tôi. Qua đó chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu, tìm tòi để có những nét phát hiện mới về hai gương mặt tiêu biểu của thơ ca hiện đại.

    Tế Hanh đã từng viết về Y Phương rằng: "Từ quê hương, Y Phương nói rộng ra đất nước. Từ số phận của người thân như mẹ, như em, như con, anh nói đến số phận của dân tộc vùng cao, đến số phận của dân tộc Việt Nam"

    Thơ Dương Thuấn lại mang vẻ đẹp riêng, những bài thơ của anh tựa như những khúc ca, chất núi rừng luôn ngự trị trong thơ anh, ngay cả khi anh đến với thơ hiện đại. Mỗi bài thơ đều nói về kỷ niệm, phong tục, cảnh sắc quê hương. Vũ Nho nhận xét rằng: "Thơ Dương Thuấn đã phản ánh, đã lưu giữ những nét đẹp trong đời sống văn hoá, tinh thần của dân tộc Tày, của những dân tộc anh em trên vùng cao Việt Bắc".





    Điểm lại lịch sử vấn đề nghiên cứu về thơ của Y Phương và Dương Thuấn, chúng tôi thấy: những bài nghiên cứu, phê bình mới chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận, đánh giá một số tác phẩm của hai nhà thơ này. Hiện nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát một cách có hệ thống về bản sắc Tày trong thơ của Y Phương và Dương Thuấn để từ đó khẳng định được vai trò, vị trí của hai nhà thơ này trong sự phát triển của văn học Việt Nam nói chung và văn học dân tộc thiểu số nói riêng. Qua quá trình khảo sát, phân tích một số tác phẩm thơ của Y Phương và Dương Thuấn, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu và đóng góp thêm ý kiến. Hy vọng luận văn sẽ phần nào góp thêm một tiếng nói khẳng định những thành tựu của thơ ca dân tộc thiểu số - một nền thơ đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc.

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

    Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn là toàn bộ những sáng tác của Y Phương và Dương Thuấn. Nhưng nội dung chính của luận văn tập trung vào phân tích bản sắc Tày trong thơ Dương Thuấn và Y Phương. Ngoài ra còn tham khảo một số tập thơ của các tác giả khác như: Nông Quốc Chấn (Tày); Lò Ngân Sủn (Giáy) . để có sự so sánh, làm rõ hơn các đặc điểm, bản sắc riêng trong thơ ca dân tộc thiểu số.

    4. Phương pháp nghiên cứu:

    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như:

    - Phương pháp phân tích, tổng hợp để có được cách nhìn toàn diện

    - Phương pháp thống kê, so sánh để thấy được những nét bản sắc riêng của mỗi dân tộc.

    - Thi pháp học nhằm nghiên cứu hình thức nghệ thuật, chỉ rõ những đặc trưng cơ bản của mỗi tác giả.

    Qua đó nhằm xác định một cách khoa học những đóng góp của Y Phương và Dương Thuấn trong tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc thiểu số nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.

    Về mặt lí luận, luận văn của chúng tôi hy vọng sẽ có đóng góp trong việc phát huy và bảo tồn những giá trị truyền thống của bản sắc dân tộc trong thơ ca hiện đại.

    5. Những đóng góp mới của luận văn:

    Nghiên cứu "Bản sắc dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn " chúng tôi hy vọng sẽ đem lại cái nhìn hệ thống và toàn diện về nội dung và nghệ thuật trong sự nghiệp thơ ca của hai nhà thơ tiêu biểu này.

    6. Cấu trúc luận văn:


    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai trong 3 chương:

    - Chương 1: Thơ Y Phương, Dương Thuấn trong nguồn mạch văn hoá dân tộc.

    - Chương 2: Bản sắc dân tộc nhìn từ phương diện nội dung trữ tình.

    - Chương 3: Bản sắc dân tộc nhìn từ một số phương diện nghệ thuật.







    MỤC LỤC


    Phần I: Mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài . 1

    2. Lịch sử vấn đề 2

    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4


    4. Phương pháp nghiên cứu 4

    5. Những đóng góp mới của luận văn . 5

    6. Cấu trúc luận văn . 5

    Phần II: Nội dung

    Chương 1: Thơ Y Phương, Dương Thuấn trong nguồn mạch văn


    hoá dân tộc Tày 6

    1.1. Vài nét về văn hoá vùng Việt Bắc . 6

    1.2. Hành trình sáng tạo của Y Phương và Dương Thuấn . . 12

    1.2.1. Nhà thơ Y Phương . 12

    1.2.2. Nhà thơ Dương Thuấn 14

    1.3. Sự tiếp nhận văn hoá Việt Bắc từ truyền thống dân tộc trong thơ Y Phương

    và Dương Thuấn 16

    Chương 2: Bản sắc dân tộc nhìn từ phương diện nội dung trữ tình . 22

    2.1. Hình ảnh thiên nhiên . 22

    2.2. Hình ảnh con người 35

    2.3. Phong tục, tập quán vùng cao . 46

    2.4. Các sắc thái tình yêu . 63

    Chương 3: Bản sắc dân tộc nhìn từ một số phương diện nghệ thuật 75

    3.1. Hình ảnh thơ . 75

    3.2. Ngôn ngữ . . 90

    3.3. Giọng điệu . . 100

    Phần III: Kết luận . 109

    Phần IV: Tài liệu tham khảo .112
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...