Luận Văn Bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá - vấn đề cần quan tâm khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Trong thời kỳ phát triển của nền kinh tế trí thức, sự phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào trình độ phát triển trí tuệ của con người, hàm lượng công nghệ trong sản phẩm có vai trò ngày càng rất quan trọng. Do vậy, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan đang thực sự trở thành một yếu tố cơ bản trong thương mại quốc tế. Đồng thời hiện tượng vi phạm sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng cũng lại gia tăng nhanh chóng. Vì thế vấn đề bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp đã trở thành một vấn đề tối cần thiết đối với chủ sở hữu cũng như đối với quốc gia và toàn xã hội. Hơn nữa, trong xu thế thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, việc mở cửa biên giới và phổ cập hoá cạnh tranh khiến cho bảo hộ quyền sở công nghiệp đã không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà bắt buộc phải có sự tham gia của nhiều nước trên thế giới.
    Xu thế cạnh tranh, toàn cầu hoá và khu vực hoá hội nhập nền kinh tế thế giới là xu thế tất yếu và Việt Nam không thể không tham gia vào quá trình này. Hiện nay Việt Nam đang trong những bước đầu tiên trên con đường hội nhập kinh tế. Điều này thể hiện rất rõ trong chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài và xu thế hướng về xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong quá trình mở rộng thị trường, vấn đề bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá đã trở thành một vấn để hết sức quan trọng, đó không chỉ là yêu cầu tất yếu khi hội nhập mà đó là cơ sở pháp lý vững chắc để các doanh nghiệp Việt Nam bảo vệ quyền lợi, uy tín của mình trên thị trường nước ngoài cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc bảo hộ bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá. Do đó, nhiều trường hợp vi phạm bản quyền sản phẩm như ăn cắp kiểu dáng, vi phạm xuất xứ hàng hoá và đặc biệt là vi phạm nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam đã xảy ra trên thế giới. Vấn đề bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hóa đã thực sự trở thành vấn đề đáng để cho các doanh nghiệp Việt Nam lưu tâm.
    Từ nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo hộ bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá và với mong muốn đi sâu tìm hiểu về vấn đề nóng bỏng và hết sức lý thú này để hiểu rõ hơn về bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá trong thực tiễn hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam cũng như những kiến thức có liên quan, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá - vấn đề cần quan tâm khi xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp đại học của mình. Với đề tài này, ngoài phần mở bài và kết luận, khoá luận được chia thành 3 chương như sau:
    - Chương 1: Những lý luận chung liên quan đến bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá
    - Chương 2: Vấn đề về bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá trong thực tiễn hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam
    - Chương 3: Một số giải pháp cho vấn đề bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam ở nước ngoài.


    quốc tế.

    Mục lục

    Lời mở đầu

    Chương 1: Những lý luận chung liên quan đến bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá 3
    1. Những khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến bản quyền
    sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá. 3
    1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến
    bản quyền sản phẩm 3
    1.2. Những khái niệm về nhãn hiệu hàng hoá 6
    1.3. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 8
    1.4. Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá 9
    2. Tầm quan trọng của việc bảo hộ bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài 10
    2.1. Trong giai đoạn xâm nhập thị trường 11
    2.2. Nhãn hiệu tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường 13
    2.3. Nhãn hiệu-tài sản quý của doanh nghiệp trong việc tạo uy tín cho
    sản phẩm trên thị trường. 15 3. Các vấn đề pháp lý liên quan đến bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài 18
    3.1. Luật Việt Nam 18
    3.2 Các quy định trong các điều ước quốc tế liên quan 21
    3.3. Các quy định liên quan đến bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá theo luật một số nước 25
    3.4. Các quy định pháp lý về bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá trong các hiệp định song phương giữa chính phủ Việt Nam và nước ngoài 28

    chương 2: Vấn đề về bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá trong thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam 32
    1. Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề bảo hộ bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá. 32
    1.1. Nhận thức của toàn xã hội nói chung 32
    1.2. Nhận thức của các doanh nghiệp 33
    2. Thực trạng của hoạt động sở hữu công nghiệp liên quan đến bản quyền
    sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá 37
    2.1. Thực trạng vi phạm bản quyền sản phẩm và ở một số thị trường 37
    2.2. Thực trạng thực thi hộ sở hữu công nghiệp liên quan đến bản quyền
    sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam 40
    2.3. Thực trạng bảo hộ cho hàng hoá Việt Nam ở thị trường nước ngoài 46
    3. Hậu quả của việc vi phạm bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá, nguyên nhân và bài học 63
    3.1. Hậu quả 63
    3.2. Nguyên nhân 66
    3.3. Bài học 69

    chương 3: Một số giải pháp cho vấn đề bản quyền sản phẩm và nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam ở thị trường nước ngoài 70
    1. Giải pháp ở tầm vĩ mô 70
    1.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và của toàn xã hội 70
    1.2 Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói
    chung và nhãn hiệu hàng hoá nói riêng 72
    1.3. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đăng ký bản quyền sản phẩm và
    nhãn hiệu hàng hoá 77
    2. Giải pháp mang tính vi mô 79
    2.1. Về việc đăng ký bảo hộ 79
    2.2. Tìm hiểu kỹ thị trường nước ngoài, đặc biệt là về quyền
    sở hữu công nghiệp 82
    2.3. Nâng cao kỹ năng xây dựng nhãn hiệu hàng hoá để tăng khả năng
    xâm nhập và tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường 83
    2.4. Tích cực giải quyết các trường hợp vi phạm 86

    kết luận

    tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...