Luận Văn Bán phá giá và chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế nền kinh tế, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế của mình.
    Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Trong khi những mặt hàng xuất khẩu của Việt nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới đã xuất hiện một số trường hợp hàng xuất khẩu của nước ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá để tạo ra hàng rào bảo hộ, ngăn cản hàng hoá của ta không cho xuất khẩu vào thị trường của nước họ. Việt nam tham gia vào ASEAN, APEC và đàm phán xin gia nhập WTO đồng nghĩa với sự thay đổi sâu sắc các chính sách thương mại liên quan tới việc mở cửa thị trường. Hiện tượng bán phá giá hàng nước ngoài chắc chắn sẽ ngày càng tăng trên thị trường nước ta, có thể gây ra những tổn thất lớn cho các nhà sản xuất tương tự trong nước do hàng rào bảo hộ bằng các biện pháp hạn chế định lượng có thể biến mất, đồng thời thuế suất thuế nhập khẩu cũng giảm xuống.
    Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và sớm áp dụng các công cụ bảo hộ mới phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong đó có thuế chống bán phá giá. Đây là việc làm mang tính cấp bách và cần thiết vì lợi ích và yêu cầu của đất nước.
    Bài tiểu luận này xin đề cập tới một số nét khái quát về lý luận của việc bán phá giá, thuế chống bán phá giá và thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại một số nước đại diện cho những khu vực kinh tế điển hình, cũng như thực trạng và giải pháp của Việt nam trước việc hàng hoá nước ngoài nhập khẩu vào bán phá giá ở thị trường nước ta và việc hàng xuất khẩu của Việt nam ra nước ngoài bị kiện bán phá giá qua vụ việc Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ(CFA) kiện các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam bán phá giá sản phẩm fillet cá Tra, cá Basa, tụm trên thị trường Mỹ.




    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 4

    BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VƯỢT QUA RÀO CẢN CHỐNG PHÁ PHÁ GIÁ Ở CÁC NƯỚC NHẬP KHẨU 5
    I/ Khái niệm bán phá giá, các hình thức, vai trò và mặt trái của bán phá giá 5
    1.Khái niệm bán phá giá 5
    2. Phân loại 5
    3. Mặt trái và vai trò của bán phá giá 7
    II/ Những nguyên nhân của hành động bán phá giá và điều kiện được xem là bán phá giá 8
    1. Những nguyên nhân của hành động bán phá giá 8
    1.1. Bán phá giá nhằm đạt mục tiêu chính trị thao túng các nước khác 9
    1.2. Do có các khoản tài trợ của Chính phủ 9
    1.3. Bán phá giá cũng có thể xảy ra trong trường hợp một nước có quá nhiều hàng tồn kho không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường 10
    1.4. Bán phá giá được sử dụng như công cụ cạnh tranh 11
    1.5. Một nước có thể do nhập siêu lớn, cần phải có ngoại tệ để bù đắp cho thiếu hụt này 11
    1.6. Một số nước làm ra được một số sản phẩm với giá thành rất thấp là nhờ sử dụng lao động trẻ em tiền lương thấp và sử dụng lao động của tù nhân làm hàng xuất khẩu 11
    1.7. Ở Việt Nam có hiện tượng một số công ty kinh doanh hàng nhập khẩu trả chậm, đã bán phá giá nhằm dùng nguồn vốn nước ngoài để kinh doanh mặt hàng khác và hàng nhập lậu với khối lượng lớn 12
    2. Điều kiện được xem là bán phá giá 12
    III/ Khái niệm về chống bán phá giá 13
    1. Khái niệm về chống bán phá giá. 13
    2. Mục tiêu và bản chất của các biện pháp chống bán phá giá 15
    IV/ GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO 17
    1. Xác định việc bán phá giá 17
    1.1. Định nghĩa phá giá 17
    1.2. Nguyên tắc xác định phá giá: 17
    1.3. Tính biên độ phá giá 17
    2. Xác định thiệt hại 19
    2.1. Định nghĩa thiệt hại: 19
    2.2. Nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước 21
    3. Ngành sản xuất trong nước 21
    4. Nộp đơn yêu cầu tiến hành chống phá giá 21
    5. Thu thập thông tin 23
    6. Áp dụng biện pháp tạm thời 24
    7. Cam kết giá 25
    8. Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá 26
    9. Truy thu thuế 27
    10. Rà soát 28
    11. Thông báo công khai và giải thích các kết luận 29
    12. Cơ chế khiếu kiện độc lập 30
    13. Chống bán phá giá thay mặt nước thứ ba 30
    14. Thành viên đang phát triển 30
    15. Uỷ ban chống bán phá giá 30
    16. Trao đổi và giải quyết tranh chấp 31
    17. Điều khoản cuối cùng 31
    V/ Quy định của WTO về chống bán phá giá và các hình thức đối kháng. 32
    1. Các quy định của WTO về bán phá giá 32
    2. Các hình thức đối kháng 38
    VI/ Vai trò của việc áp dụng chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ. 41
    VII/ Hậu quả của việc áp dụng chống bán phá giá và các hình thức đối kháng. 43
    VI/ Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới và Việt Nam. 44
    1.Thực trạng của bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới 44
    2. Thực trạng của bán phá giá và chống bán phá giá tại VN 51
    2.1 Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu của nước ngoài ở Việt nam 51
    2.2 Thực trạng của bán phá giá và chống bán phá giá tại Việt Nam 56
    VIII/ Đề xuất giải pháp để vượt rào cản chống bán phá ở nước nhập khẩu 67
    Kết luận 74
    Tài liệu tham khảo 76
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...