Luận Văn Bán phá giá, chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế và giải pháp giúp doanh nghiệp xuấ

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Năm 2009 là năm khó khăn đối với xuất khẩu Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng, bên cạnh sự sụt giảm về số lượng các đơn hàng ở hầu khắp các thị trường, hàng hóa Việt Nam còn phải đối mặt với một loạt rào cản không dễ vượt qua mà đáng kể nhất là các biện pháp phòng vệ thương mại. Trên thực tế, năm 2009 là năm giữ kỷ lục về số lượng các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam với 42 vụ kiện.

    Một trong những ví dụ điển hình nhất, ngày 22/12/2009, liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu chính thức thông qua đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũi da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc thêm 15 tháng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng châu Âu. Điều này được thể hiện rõ qua những phản ứng gay gắt từ các nước thành viên EU. Đặc biệt, nhiều nhà bán lẻ giày dép lớn như Clarks và Adidas, liên minh Giày dép châu Âu (EFA) cũng phản đối các biện pháp này của EC và kêu gọi chấm dứt ngay lập tức loại thuế chống bán phá giá này.

    Nguyên nhân dẫn đến những vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là do mặt hàng nhập khẩu bị kiện bán phá giá có bán tại thị trường nước nhập khẩu, ngành sản xuất trong nước của mặt hàng bị kiện bán phá giá đang bị đe dọa hay đang bị tổn thương. Các mặt hàng thường bị kiện bán phá giá nhất là dệt may và da giầy; hóa chất, kim loại và sản phẩm từ kim loại; máy móc, thiết bị cơ khí, thiết bị điện; nhựa, cao su; bột giấy, giấy; nông sản, thực phẩm; đá, nhựa và sản phẩm từ đá, nhựa.

    Theo nhận định của tiến sỹ Peter John Koenig, trong năm tiếp theo, những mặt hàng như dệt may, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, thép, đinh, ốc vít là những nhóm mặt hàng có nguy cơ liệt vào danh sách bán phá giá cao nhất. Ngoài ra, một số mặt hàng mới (mặc dù có kim ngạch xuất khẩu nhỏ) như hóa chất, sản phẩm cơ khí, điện, nhựa . cũng có thể bị điều tra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...