Luận Văn Bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet tại Việt Nam _ Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
    I. Tổng quan về Thương mại điện tử 4
    I.1. Khái niệm Thương mại điện tử 4
    I.2. Lịch sử phát triển thương mại điện tử 6
    I.3. Đặc điểm của Thương mại điện tử 9
    I.4. Yếu tố cấu thành Thương mại điện tử 11
    II. Ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ hàng tiêu dùng 13
    II.1. Hàng tiêu dùng 13
    II.1.1. Khái niệm hàng tiêu dùng 14
    II.1.2. Đặc điểm của hàng tiêu dùng 14
    II.1.3. Phân loại hàng tiêu dùng 15
    II.2. Bán lẻ 16
    II.2.1. Khái niệm bán lẻ 16
    II.2.2. Đặc điểm của khâu bán lẻ 17
    III. Bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet 17
    III.1. Khái niệm bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet 17
    III.2. Qui trình thực hiện bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet 17
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG QUA MẠNG INTERNET TẠI VIỆT NAM 20
    I. Tổng quan về thực trạng bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet tại Việt Nam 20
    I.1. Khái quát chung về bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet tại Việt Nam 20
    I.1.1. Cơ sở hạ tầng 20
    I.1.2. Qui mô và tiềm năng của thị trường Việt Nam 23
    I.2 Nguồn luật điều chỉnh 25
    I.2.1. Luật quốc gia 26
    I.2.2. Luật quốc tế 33
    II. Bên bán hàng hóa qua mạng Internet tại Việt Nam 35
    II.1. Doanh nghiệp sản xuất bán lẻ hàng hóa qua website của mình 39
    II.1.1. Lợi ích của bán lẻ trực tuyến đối với doanh nghiệp 40
    II.1.2. Hạn chế của phương thức bán lẻ hàng hóa qua website của chính mình 42
    II.1.3. Qui trình mua bán hàng hóa trên website của doanh nghiệp cung cấp 42
    II.2. Bán lẻ hàng tiêu dùng qua các website trung gian 45
    II.2.1. Lợi ích của giao dịch trực tuyến qua các website trung gian 47
    II.2.2. Khó khăn trong quá trình giao dịch trực tuyến qua các website trung gian 48
    II.2.3 Qui trình giao dịch trên các website trung gian 49
    III. Bên mua hàng hóa qua mạng Internet tại Việt Nam 50
    III.1. Đối tượng mua hàng qua mạng Internet 52
    III.2 Những nhóm hàng tiêu dùng thường được mua qua mạng 53
    III.3 Lợi ích và khó khăn mà người mua gặp phải 53
    III.3.1 Lợi ích đem lại cho người mua 53
    III.3.2. Rủi ro đối với người mua 54
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG QUA MẠNG INTERNET TẠI VIỆT NAM 59
    I. Cơ sở hạ tầng 60
    I.1 Cơ sở hạ tầng khoa học kỹ thuật 60
    I .2. Nguồn nhân lực 63
    I.3. Hệ thống thanh toán 66
    II. Cơ sở pháp lý 68
    III. Về phía doanh nghiệp tham gia vào bán lẻ hàng hoá trực tuyến 72
    IV. Về phía người mua hàng 73
    KẾT LUẬN 74
    PHỤ LỤC 75
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
    LỜI NÓI ĐẦU

    Thế giới vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2007. Những từ như lạm phát, thất nghiệp và suy giảm tiêu dùng liên tục được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông và Internet. Ngành công nghiệp bán lẻ của Mỹ phải chấp nhận đóng cửa đến 12 nghìn cửa hàng, danh sách xin phá sản của các doanh nghiệp trong ngành này vẫn dài thêm trong năm 2009. Doanh số bán lẻ giảm sút liên tục do người tiêu dùng chi tiêu khắt khe hơn với ví tiền có hạn và luôn chịu áp lực thất nghiệp sẽ làm mất đi nguồn thu nhập.
    Đứng giữa bối cảnh khó khăn của toàn thế giới, thương mại điện tử (TMĐT) không những không có dấu hiệu khủng hoảng mà còn giữ nguyên tốc độ của mình. Hãng bán hàng trực tuyến Amazone đạt doanh số 177 triệu USD trong quí 1 năm 2009, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2008, doanh số của Alibaba cũng tăng tới 131% trong tháng 2 năm ngoái. Điều đó khẳng định sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng như ngành bán lẻ trực tuyến.
    Không chỉ ở các nước lớn mà ngay ở Việt Nam, ngành bán lẻ trực tuyến đặc biệt là bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet cũng tăng trưởng nhanh trong khủng hoảng. Năm 2008, trong khi các ngành hàng chịu ảnh hưởng nặng nề thì TMĐT lại tăng nhanh vượt bậc. Hàng loạt website bán hàng ra đời, số gian hàng và sản phẩm trên các website bán hàng có tiếng tăng lên nhanh chóng. Chỉ trong năm 2008, số sản phẩm đăng bán trên www.123mua.com.vn tăng 20 lần, số giao dịch tăng 100 lần, còn lượng truy cập trên www.rongbay.com tăng 30% so với năm 2007, số ngành hàng trên www.chodientu.com tăng gấp 4 lần so với năm 2007 đạt con số 82 (Bộ Công thương, Báo cáo Thương mại điện tử 2008). Đó là những minh chứng cho thấy tốc độ phát triển chóng mặt và tiềm năng dồi dào của ngành bán lẻ trực tuyến, đặc biệt là bán lẻ hàng tiêu dùng ở nước ta.
    Mới chỉ tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử hơn chục năm nay, Việt Nam đã nhanh chóng bộc lộ những hạn chế trong quản lý thị trường, hệ thống pháp luật và những lạc hậu về khoa học công nghệ. Để kiểm soát khoa học, hiệu quả, đồng thời vẫn thúc đẩy hoạt động bán lẻ hàng tiêu dùng trực tuyến phát triển đòi hỏi có sự tìm hiểu và nghiên cứu toàn diện về ngành này. Trên cơ sở đó đưa có những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở vất chất kỹ thuật hạ tầng, hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho thương mại điện tử nói chung và bán lẻ hàng tiêu dùng trực tuyến nói riêng phát triển đúng hướng.
    Xuất phát từ thực tế trên, em chọn đề tài “Bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet tại Việt Nam _ Thực trạng và giải pháp” để viết khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động bán lẻ hàng tiêu dùng trực tuyến tại Việt Nam và các yếu tố tác động trực tiếp đến nó, từ đó đưa ra kiến nghị để khắc phục các hạn chế nhằm thúc đẩy việc bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet phát triển hơn nữa.
    Nội dung của khóa luận được xây dựng trên nền tảng tham khảo các tài liệu lý thuyết cơ sở, sách báo chuyên ngành có liên quan và các số liệu thống kê đã được công bố. Các tài liệu cấp hai được phân tích và sử dụng vào chứng minh các luận điểm trong khóa luận tốt nghiệp.
    Với đề tài đã lựa chọn, nội dung của khóa luận được triển khai thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý thuyết
    Chương 2: Thực trạng bán lẻ hàng tiêu dùng qua Internet tại Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp bán lẻ hàng tiêu dùng qua mạng Internet tại Việt Nam
    Trong quá trình viết luận văn, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Xuân Hường. Em xin chân thành cảm ơn cô.
    Do kiến thức có hạn, đây lại là một vấn đề mới tại Việt Nam nên khóa luận tốt nghiệp chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đánh giá của các thầy cô để tiếp tục hoàn thiện khóa luận hơn nữa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...