Luận Văn Bán khống – Nhu cầu thiết yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, hoạt động hơn bảy năm qua và trở thành một bộ
    phận không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam. Trong thời gian gần đây, thị trường chứng
    khoán Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ trong việc huy động vốn
    cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
    hiện nay ở Việt Nam còn quá đơn điệu, thiếu thốn nên khiến các nhà đầu tư trở tay không kịp
    khi thị trường chứng khoán suy thoái và đành phải rời bỏ thị trường do thiếu nghiệp vụ kinh
    doanh đầu cơ giá xuống. Bên cạnh đó, trên thế giới, nghiệp vụ bán khống đã được một số thị
    trường chứng khoán trên thế giới thực hiện từ rất lâu và hiện trở nên phổ biến ở thị trường
    chứng khoán các nước phát triển.
    Giống như các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác, nghiệp vụ bán khống có những
    ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Vấn đề là nhà đầu tư phải hiểu cách vận dụng như thế nào
    cho hiệu quả.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, việc tham khảo và triển khai bán khống chứng khoán vào
    điều kiện thực tiễn ở nước ta là một bước đi cần thiết cho sự phát triển của thị trường chứng
    khoán Việt Nam hiện nay. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Bán khống – Nhu cầu thiết yếu
    của thị trường chứng khoán Việt Nam


    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Với lý do trên đề tài đi nghiên cứu những vấn đề sau:
    o Tìm hiểu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về bán khống
    o Đánh giá thực trạng TTCK Việt Nam và từ đó rút ra sự cần thiết của việc triển khai bán
    khống vào giao dịch trên TTCK Việt Nam
    o Đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai bán khống tại TTCK Việt Nam.

    3. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài đi nghiên cứu vấn đề bán khống ở một số nước trên thế giới từ đó rút ra được
    những bài học kinh nghiệm và đề xuất ra các chính sách triển khai bán khống phù hợp cho
    TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    o Nghiên cứu cơ sở lý thuyết tài chính hiện đại, lý thuyết quản trị rủi ro tài chính
    o Thu thập thông tin từ các nguồn cung cấp thông tin khác nhau.
    o Thống kê tổng hợp những thông tin thu thập được.
    o Sau đó dùng phương pháp phân tích tổng hợp – so sánh, phương pháp phân tích suy
    luận, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp diễn dịch - quy nạp để đưa ra
    những kết luận cụ thể.
    5. Kết cấu của đề tài
    Đề tài gồm 3 chương:
    o Chương 1: Khung lý luận về bán khống
    o Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và nhu cầu của bán khống.
    o Chương 3: Một số đề xuất về mặt chính sách triển khai nghiệp vụ bán khống ở TTCK
    Việt Nam


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU
    Chương 1: Khung lý luận về bán khống . 1
    1.1 Khái niệm bán khống 1
    1.2 Lịch sử bán khống . 1
    1.3 Phân loại bán khống 3
    1.3.1 Bán khống mang tính đầu cơ 3
    1.3.2 Bán khống phòng ngừa rủi ro . 3
    1.3.3 Bán khống kỹ thuật 3
    1.3.3.1 Bán khống kỹ thuật dựa trên hộp an toàn 4
    1.3.3.2 Bán khống kỹ thuật cho việc mua bán song hành 5
    1.3.3.3 Bán khống kỹ thuật được thực hiện bởi các nhà buôn và môi giới 6
    1.4 Tác động của bán khống lên TTCK 7
    1.4.1 Lợi ích của bán khống 7
    1.4.1.1 Đối với thị trường 7
    1.4.1.2 Đối với nhà đầu tư 8
    1.4.1.3 Đối với các công ty chứng khoán và ngân hàng 9
    1.4.2 Rủi ro của bán khống . 9
    1.4.2.1 Đối với nhà đầu tư 10
    1.4.2.2 Đối với công ty chứng khoán và ngân hàng 10
    1.4.2.3 Đối với thị trường 10
    1.5 Bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc triển khai nghiệp vụ
    bán khống . 13
    1.5.1 Bài học về bán về bán khống nhìn từ khủng hoảng tài chính năm 1997 từ Thái
    Lan . 13
    1.5.2 Bài học về bán khống nhìn từ tầm quan trọng của bán khống trên thị trường
    chứng khoán Mỹ . 14
    1.5.3 Bài học rút ra cho Việt Nam khi triển khai nghiệp vụ bán khống 15
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 15
    Chương 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và nhu
    cầu của bán khống 16
    2.1 Điểm qua tình hình TTCK Việt Nam từ đầu năm 2006 đến 22/05/2008 16
    2.2 Rủi ro của TTCK Việt Nam đối với các NĐT . 18
    2.2.1 Rủi ro chính sách . 18
    2.2.2 Thị trường thiếu các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả cho các NĐT . 19
    2.2.3 Rủi ro bong bóng . 20
    2.2.4 Cùng với xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với các chính sách cởi mở
    trong đầu tư nên sự hiện diện của NĐT nước ngoài tại Việt Nam ngày càng
    nhiều . 20
    2.2.5 Kiến thức của đại bộ phận NĐT còn nhiều hạn chế, khó tiếp thu các nghiệp vụ
    phức tạp, các nghiệp vụ tài chính cao cấp 21
    2.2.6 Rủi ro thông tin 21
    2.2.7 Rủi ro đến từ bản thân NĐT . 22
    2.2.8 Rủi ro thanh khoản của các chứng khoán NĐT đang nắm giữ . 22
    2.2.9 Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của các sàn, trung tâm giao dịch
    và công ty chứng khoán 22
    2.2.10 Rủi ro từ các chấn động thị trường trong và ngoài nước . 23
    2.3 Có hay không bán khống ở thị trường Việt Nam 23
    2.3.1 Bán khống “ngầm”trên TTCK Việt Nam 23
    2.3.2 Giao dịch ký quỹ vàng – Một hình thức bán khống hợp pháp 25
    2.4 Lợi ích nghiệp vụ bán khống mang đến khi được triển khai ở thị trường Việt
    Nam . 29
    2.4.1 Những lợi ích của bán khống mang lại cho thị trường Việt Nam . 29
    2.4.2 Chứng minh tính ưu việt của bán khống thông qua mô hình tài chính . 31
    2.4.2.1 Dùng đường thị trường chứng khoán để xác định giá trị cổ phiếu . 31
    2.4.2.2 So sánh TSSL và rủi ro trong trường hợp có bán khống và không bán
    khống . 33
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 38
    Chương 3: Một số đề xuất về mặt chính sách triển khai nghiệp vụ
    bán khống ở TTCK Việt Nam . 39
    3.1 Nhóm giải pháp cần thiết để triển khai bán khống . 39
    3.1.1 Giải pháp thứ nhất: Ban hành hướng dẫn cụ thể triển khai bán khống . 39
    3.1.2 Giải pháp thứ hai: Phát triển nhà tạo lập thị trường . 39
    3.1.3 Giải pháp thứ ba: Giải quyết nguồn cung chứng khoán . 41
    3.1.3.1 Quyền lợi của bên cho vay chứng khoán 41
    3.1.3.2 Quyền lợi của bên vay chứng khoán 42
    3.1.3.3 Các giải pháp giúp tăng cung chứng khoán . 42
    3.1.4 Giải pháp thứ tư: Hạn chế các mặt trái của nghiệp vụ bán khống . 43
    3.1.4.1 Tránh thua lỗ bỏ chạy . 43
    3.1.4.2 Thao túng giá (làm giá) trên thị trường . 44
    3.1.5 Giải pháp thứ năm: Quy định thời điểm cho phép bán khống trong ngày 45
    3.2 Hệ thống nhóm các giải pháp hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của nghiệp vụ
    bán khống 45
    3.2.1 Giải pháp thứ sáu: Tăng cường xây dựng tổ chức Quỹ đầu tư công chúng . 45
    3.2.2 Giải pháp thứ bảy: Cho phép triển khai các hoạt động ứng trước T+3 . 46
    3.2.2.1 Cho phép ứng tiền bán chứng khoán trước ngày T+3 46
    3.2.2.2 Cho phép ứng trước chứng khoán trước ngày T+3 46
    3.2.3 Giải pháp thứ tám: Phát triển nghiệp vụ repo chứng khoán . 47
    3.2.4 Giải pháp thứ chín: Sự chuẩn bị của các công ty chứng khoán . 47
    3.2.5 Giải pháp thứ mười: Tăng cường vai trò của NHTM . 48
    3.2.6 Giải pháp thứ mười một: Tăng cường vai trò của các công ty bảo hiểm 49
    3.2.7 Giải pháp thứ mười hai: Xây dựng mô hình và cách điều hành Ngân hàng lưu
    ký chứng khoán . 49
    3.3 Các dấu hiệu giúp NĐT nhận biết thời điểm có thể thực hiện nghiệp vụ bán
    khống 49
    3.4 Quy trình thực hiện một nghiệp vụ bán khống 50
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 50
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...