Luận Văn Bạn hãy quan sát các siêu thị tại TP HCM và thử xác định các khủng hoảng có thể có tại một siêu thị

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bạn hãy quan sát các siêu thị tại TP HCM và thử xác định các khủng hoảng có thể có tại một siêu thị nào đó và đề xuất cách giải quyết chúng.
    Theo thực trạng phát triển của Việt Nam thì thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đô thị có tốc độ phát triển nhanh chóng, nơi đây cũng có đời sống được đánh giá là cao so với mặt bằng chung của Việt Nam và trên thế giới, nên ngày càng thu hút một khối lượng dồi dào nhân lực và vật lực từ các khu vực, vùng miền trong nước nói riêng và thế giới nói chung về đây. Chính vì vậy mà nơi đây chính là một trong những thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao đáng kể và cũng là nơi được các doanh nghiệp hàng hóa tiêu dùng chú ý đến.Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Sai gon Trade Center, Diamond Plaza . Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.[1]
    Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1168 USD/năm. Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tính theo gía thực tế khoảng 20,902 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%. Ý nghĩa của các các con số trên cho thấy thành phố Hồ Chí Minh có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà nhà đầu tư, kinh doanh bán lẻ chú ý về dân số đông, dồi dào lao động và mức sống được cải thiện thì việc nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng là lẽ đương nhiên. Đến lúc đó chỉ cần xem xét nhu cầu của thị trường và “rót” các dòng sản phẩm vào thị trường Việt nam.
    Năm 2008 đến 2009, trong báo cáo đánh giá xếp hạng các Thị trường Bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới của hãng tư vấn A.T Kearney (Mỹ), Việt Nam có vị trí hấp dẫn nhất thế giới.[2]
    Số liệu đánh giá này một lần nữa vô hình chung lại là lực hút kéo các nhà phân phối sản phẩm bán lẻ về Việt Nam. Những năm gần đây nổi lên như nấm các chi nhánh siêu thị nổi tiếng kinh doanh các mặt hàng trong và ngoài nước, đa dạng các loại sản phẩm từ hàng hóa cho giới trung lưu. Như các siêu thị điện máy lớn với các sản phẩm nhập trực tiếp từ nước ngoài như laptop, điện thoại thông minh (Smartphone) như Iphone, Samsung Galaxy,
    Chính nhờ những đánh giá, tổng kết trên một lần nữa khẳng định Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thị trường tiêu thụ tầm cỡ quốc gia. Bên cạnh các hình ảnh truyền thống giao lưu thương mại như Chợ Bến Thành, Chợ Lớn, thì việc các siêu thị đại diện cho “Chợ Bến Thành hiện đại” xuất hiện khẳng định cho sự hội nhập và phát triển của Việt Nam trong bối cảnh Thế giới đang trong đà phát triển nhất trong các thể kỷ qua. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 142 siêu thị lớn nhỏ cung cấp từ đa dạng các mặt hàng đến chỉ chuyên cung cấp một mặt hàng như siêu thị điện máy, siêu thị kính thuốc, siêu thị điện thoại di động, Vậy siêu thị là một loại hình kinh doanh mới ở Việt Nam và hiện nay đang phổ biến ở Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung. Nhưng siêu thị là gì?
    Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004[3]:
    Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng

    Liệu siêu thị đã được biết đến một cách đầy đủ và chính xác, hay vẫn bị gắn ghép như là một “Cái chợ hiện đại” ở đó cũng như chợ truyền thống chỉ khác là cơ sở hiện đại hơn.Và dù đang hoạt động mạnh mẽ liệu nó có đang có những dấu hiệu khủng hoảng mà chợ truyền thống không gặp phải?

    [HR][/HR][1]http://vi.wikipedia.org/wiki/Thành_phố_Hồ_Chí_Minh

    [2]http://www.tinmoi.vn/thi-truong-ban-le-viet-nam-tut-hang-10930738.html

    [3]Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...