Luận Văn Bạn hãy ghép một doanh nghiệp sản xuất nào đó (ví dụ công ty sản xuất phần mềm máy tính) với một tro

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bạn hãy ghép một doanh nghiệp sản xuất nào đó (ví dụ công ty sản xuất phần mềm máy tính) với một trong ba hệ thống kiểm soát (thị trường, hành chánh cấp bậc và văn hóa) và hãy chứng minh đó là quyết định chính xác nhất

    Kiểm soát là chức năng quan trọng của nhà quản trị, tính chất quan trọng của kiểm soát được thể hiện ở cả hai mặt. Một mặt, kiểm soát là công cụ quan trọng để nhà quản trị phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh. Mặt khác, thông qua kiểm soát, các hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm bớt được sai sót có thể xảy ra. Một công việc, nếu không có kiểm soát sẽ chắc chắn nảy ra nhiều sai sót hơn là nếu nó được theo dõi, giám sát thường xuyên. Tuy nhiên nếu kiểm soát mà không hiệu quả thì cũng chẳng mang lại ích lợi gì, nhiều khi còn phương hại đến họt động của doanh nghiệp. Có nhiều yêu cầu đặt ra để đảm bảo tính hiệu quả của công việc kiểm soát. Tuy nhiên, để thực hiện được chuỗi các yêu cầu đó, trước tiên phải lựa chọn được một hệ thống kiểm soát thích hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp nhất định. Đó là gai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất của công việc kiểm soát.
    3.1 Lý thuyết liên quan
    Theo các học thuyết về quản trị học hiện đại, có 3 hệ thống kiểm soát cơ bản là:
    1. Hệ thống kiểm soát theo thị trường (market control system)
    2. Hệ thống kiểm soát hành chánh (bureaucratic control system)
    3. Hệ thống kiểm soát theo văn hóa (clan control system)
    Mỗi hệ thống có những đặc điểm nhất định và tạo ra những quy chế kiểm soát phù hợp với từng loại doanh nghiệp nhất định, cụ thể như sau:
    Hệ thống kiểm soát theo thị trường (market control system)
    ã Là cách tiếp cận sử dụng cơ chế thị trường bên ngoài như sự cạnh tranh về giá, thị phần tương đối, nhằm thiết lập các tiêu chuẩn được sử dụng trong hệ thống
    ã Hệ thống này thường được các tổ chức có sản phẩm / dịch vụ được phân biệt cụ thể và đương đầu với sự cạnh tranh ác liệt trên thương trường.
    Hệ thống kiểm soát hành chánh (bureaucratic control system)
    ã Hệ thống này nhấn mạnh đến quyền hạn của tổ chức. Dựa vào cơ chế quản lý hành chánh và cấp bậc, như là các quy tắc, quy định, thủ tục, chính sách, tiêu chuẩn hóa các hoạt động, bản mô tả công việc được thiết kế tốt, và ngân sách, để đảm bảo nhân viên hành xử đúng đắn, thích hợp và đạt được các tiêu chuẩn thành tích
    Hệ thống kiểm soát theo văn hóa (Clan control system)
    ã Các hành vi của nhân viên được quy định bởi các gía trị chia sẻ, chuẩn mực, truyền thống, lễ nghi, niềm tin, và những mặt ảnh hưởng khác của văn hóa tổ chức.
    ã Các tổ chức hoạt động theo nhóm và có công nghệ thay đổi nhanh thì thường sử dụng hệ thống này
    Hệ thống kiểm soát thị trường là hệ thống kiểm soát mà dùng các phương pháp tác động gián tiếp vào đối tượng kiểm soát thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị kiểm soát tự lựa chọn phương án hoạt động hiểu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ. Thực chất của phương pháp kiểm soát thị trường là đặt mỗi cá nhân, mỗi phân hệ bị kiểm soát vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của mình với lợi ích của doanh nghiệp. Điều đó cho phép con người lựa chọn phương pháp có hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình. Đặc điểm của hệ thống kiểm soát thị trường là tác động lên đối tượng kiểm soát không phải bằng cưỡng bức hành chánh mà bằng lợi ích, tức là kiểm soát dựa trên mục tiêu đạt được, những phương tiện vật chất đã huy động để thực hiện nhiệm vụ chính các tập thể con người (với tư cách là đối tượng bị kiểm soát) vì lợi ích thiết thân, phải tự xác định và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề. Các phương pháp kiểm soát thị trường có thể chấp nhận những giải pháp kinh tế khác nhau cho cùng một vấn đề. Đồng thời, khi sử dụng các phương pháp kiểm soát thị trường, chủ thể kiểm soát phải biết tạo ra những tình huống, những điều kiện để lợi ích cá nhân và phân hệ phù hợp với lợi ích chung của hệ thống, việc sử dụng hệ thống kiểm soát thị trường luôn gắn liền với việc sử dụng các
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...