Tiểu Luận bạn hãy Bình luận cách xác định và quy chế pháp lí các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trong

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Việt Nam là một nước có bờ biển dài, vùng biển rộng, có nhiều đảo và quần đảo, đặc biệt là có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông. Với vị trí địa lí là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, như vậy việc đảm bảo an ninh chủ quyền trên biển là một vấn đề hết sức quan trọng. Tại văn kiện đại hội đảng lần thứ 10 năm 2006 đã chỉ rõ: “ Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm đới với những ngành có lợi thế để đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh và hợp tác quốc tế nhanh chóng phát triển kinh tế xã hội ở các hải đảo gắn liền với bào đảm quốc phòng an ninh”. Với chiến lược đó Việt Nam đang ngày càng tập trung hoàn thiện pháp luật về xác định biên giới, lãnh thổ quốc gia trên biển theo tinh thần của công ước Luật biển năm 1982 và pháp luật quốc tế. Để có thể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề chủ quyền biển của Việt Nam nhóm chúng em xin chọn đề tài: “ Bình luận cách xác định và quy chế pháp lí các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trong mối quan hệ với công ước luật biển năm 1982”.
    NỘI DUNG
    I.Khái quát chung về chủ quyền quốc gia và các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia
    Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị pháp lí không thể tách rời của quốc gia.
    Đối với lãnh thổ, chủ quyền quốc gia nhằm khẳng định ảnh hưởng của quyền lực nhà nước, là cơ sở để các quốc gia xác lập quyền lực của mình.
    Đối với dân cư, chủ quyền quốc gia nhằm xác lập mối quan hệ pháp lí hai chiều giữa công dân và nhà nước. Chủ quyền quốc gia có ý nghĩa ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa công dân và nhà nước.
    Chủ quyền quốc gia được thể hiện ở hai phương diện đó là: quyền tối cao của quốc gia trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và quyền độc lập trong các quan hệ quốc tế.
    Chủ quyền quốc gia trên biển là một trong số những nội dung quan trọng của chủ quyền quốc gia, nhằm xác định toàn vẹn lãnh thổ và các chính sách về kinh tế xã hội của quốc gia đó.
    Đối với Việt Nam, một nước có bờ biển dài, hẹp ngang, lại nằm trong vị trí là cửa ngõ giao lưu, buôn bán thông thương chiến lược của các nền kinh tế. Chính vì vậy vấn đề chủ quyền quốc gia trên biển càng hết sức được chú trọng . Những tranh chấp trong thời gian qua về vấn đề chủ quyền trên biển của Việt Nam đối với các quốc gia khác đòi hỏi nước ta phải không ngừng hoàn thiện các quy định pháp luật về xác định chủ quyền quốc gia trên biển.
    Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia
    Việc xác định chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, qua đó nhằm tạo điều kiện để quốc gia ven biển khẳng định pháp lí về ranh giới, lãnh thổ quốc gia của mình và thực hiện các hoạt động nhằm phát triển nên kinh tế, văn hóa,
    Theo quy định của công ước luật biển năm 1982 thì các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia gồm có: vùng lãnh hải và vùng nội thủy.
    Vùng nội thủy
    Cách xác định và quy chế pháp lí của nội thủy theo quy định của công ước Luật biển 1982.
    Cách xác định nội thủy

    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...