Tiểu Luận Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    ​ “Chủ nghĩa tư bản độc quyền- giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”.


    Sự phát triển nhanh chóng và sự trì trệ thối nát là hai xu thế cùng song song và tồn tại trong nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

    Xu thế phát triển nhanh chóng của được thể hiện ở chỗ: tốc độ phát tăng trưởng thần kì của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, hiệu quả lao động sản xuất được nâng cao một cách rõ rệt, sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, cuộc cách mạng như vũ bão của khoa học công nghệ . Làm cho thế giới trở thành ngôi nhà chung, các nước xích lại gần nhau hơn nhằm tận dụng lợi thế của mình.

    Và các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ra đời, nó là sản phẩm của quá trình quốc tế hoá và là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất trong điều kiện lực lượng sản xuất quốc tế hoá sâu rộng, các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ngày càng gia tăng cả về chất lượng và số lượng . Ngày nay, hoạt động của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia đã thấm sâu vào các lĩnh vực kinh tế và có ảnh hưởng sâu sắc về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoa.

    Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá sản xuất và sự tăng trưởng nền kinh tế. Sự phát triển của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia đã ngày càng đáp ứng được đòi hỏi quốc tế về sản xuất và tư bản, qua đó thúc đẩy toàn bộ quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới. Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia làm cho quá trình phân công lao động ngày càng sâu sắc hơn trong từng ngành và giữa các quốc gia với nhau.

    Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia có vai trò quan trọng trong việc phổ biến khoa học –kĩ thuật tiên tiến, nâng cao năng suất lao động.

    Thông qua các chi nhánh được lập ra ở các nước và khu vực, các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia có lợi thế trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trên thế giới. Ngoài ra, do cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc các tổ chức này phải coi trọng công tác nghiên ngừng đổi mới mẫu mã sản phẩm, tăng tính năng và chất lượng sản phẩm.

    Các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia là chủ thể chính của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ khai thác các nguồn lực nhàn rỗi và nguồn lực chưa được khai thác góp phần gia tăng năng lực sản xuất hiện có. Ngoài ra, các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia còn thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế và làm cho các hoạt động thông tin, tài chính, và ngân hàng ngày càng sôi động hơn.

    Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh toàn cầu của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia cũng làm tăng nhân tố không ổn định của nền kinh tế thế giới.

    Hoà cùng vào xu thế kinh tế chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng trở thành một nền kinh tế mở, mở cửa để nhìn ra thế giới, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, mở cửa để phát triển kinh tế đất nước, để tiếp nhận các nguồn lực .Vì vậy các nhà kinh tế tương lai của đất nước phải có những kiến thức cơ bản, nền tảng tránh những lúng túng, bỡ ngỡ khi hoà vào nền kinh tế thế giới. Chúng em- những sinh viên kinh tế khi trước mắt chúng em mọi thứ còn đang rất mờ mờ tỏ tỏ, chưa rõ; mang trong mình bản chất hiếu động thích khám phá, tìm hiểu cái mới. Đồng thời với sự tò mò của riêng em và những kiến thức đã được tích luỹ trong trường đại học em đã quyết định chọn đề tài:

    Bản chất và vai trò của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...