Tiểu Luận Bản chất và tính hai mặt của toàn cầu hoá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bản chất và tính hai mặt của toàn cầu hoá



    LỜI MỞ ĐẦU



    Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế lớn của nền kinh tế thế giới và mối quan hệ kinh tế quốc tế trong thời đại ngày nay.Những phát triễn mạnh mẽ về khoa học và công nghệ đã góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Thương mại thế giới đã tăng lên nhanh chóng. Với sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu vực như WTO (tổ chức thương mại thế gới), EU (cộng đồng châu âu), APEC (diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái bình dương), NAFTA (hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ). Sự phát triễn mạnh mẽ của công ty xuyên quốc gia Với mục tiêu chức năng của mình các tổ chức kinh tế quốc tế đã tham gia và thúc đẩy hoạt động kinh tế quốc tế.

    Thế gới ngày nay đang sống trong quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ.Quá trình này thể hiên không chỉ xãy ra trong lĩnh vực thương mại mà cả trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hoá,xã hội,môi trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau.Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra những quan hệ gắn bó,sự phụ thuộc lẫn nhau và những tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế.Thông qua quá trình tự do hoá, toàn cầu hoá tạo ra những lợi thế mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước, Góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh các nước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Đối với một nước đang phát triến ở vào thời kì đẩy mạnh CNH-HĐH thì hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.Sự giao lưu kinh tế quốc tế chẳng những đem lại nguồn hàng hoá dịch vụ phong phú của thế giới cho tiêu dùng trong nước với giá hạ,những nguồn bổ xung lớn về khoa học –công nghệ,thiết bị,máy móc,kinh nghiệm quản lí hiện đại mà còn tạo nên động lực kích thích, khơi dậy nhưng nguồn lực tiềm năng sẳn có của đất nước, tạo nên bầu không khí sôi động trong đời sống kinh tế

    Quá trình toàn cầu hoá là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các quốc gia. Không chỉ giữa nước giầu và nước nghèo mà ngay trong cả giữa các nước giầu với nhau để dành vị trí có lợi nhất cho mình trong phân công lao động và trong quan hệ quốc tế. Toàn cầu hoá kinh tế xét về bản chất là một quá trình gia tăng mạnh mẽ của các mối quan hệ,sự phụ thuộc lẫn nhau tác động qua lại của các quốc gia,khu vực trên lĩnh vực kinh tế.

    Toàn cầu hoá kinh tế với mặt trái của nó là cạnh tranh gay gắt trên quy mô thế giới đã và đang nảy sinh những vấn đề Xã Hội như thất nghiệp gia tăng, phân hoá giầu nghèo ngày một sâu thêm.Đồng thời toàn cầu hoá cũng mở đường cho sự du nhập những văn hoá và lối sống không phù hợp với truyền thống và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia. Quá trình toàn cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoà trong bối cảnh đó cùng với phương châm “Đa dạng hoá đa phương hoá quan hệ” và là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển.Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng.Với việc gia nhâp ASEAN(7-1995),ký hiệp định chung về hợp tác kinh tế chung với EU(7-1995),tham gia OPEC(11-1998) và đang chuẩn bị tích cực cho việc đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO).Việt Nam đã và đang từng bước vững chắc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hơn lúc nào hết, quá trình toàn cầu hoá không chỉ là sự quan tâm của mỗi quốc gia,mỗi tổ chức mà còn đối với mỗi cá nhân chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước. Đây là một vấn đề rộng lớn phức tạp có nhiều biến động, có cả những nhận thức và quan điểmkhác nhau, thậm chí đối lập nhau.

    Qua việc tham khảo tài liệu cùng với những kiến thức đã lĩnh hội trong nhà trường em đã chọn đề tài này “Bản chất và tính hai mặt của toàn cầu hoá kinh tế”.

    Nội dung của bài viết được trình bầy trong ba phần:

    Phần I: Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

    Phần II: Tác động của toàn cầu hoá kinh tế.

    Phần III: Viêt Nam cần tập trung cơ hội vượt qua thử thách hội nhập kinh tế có hiệu quả, biện pháp hội nhập kinh tế có hiệu quả.

    Em xin cảm ơn thầy Mai Hữu Thực đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.


    MỤC LỤC

    Lời mở đầu 2

    Phần I: Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế 4


    1. Toàn cầu hoá kinh tế 4

    2. Vai trò của các chủ thể, các thể chế khu vực và toàn cầu trong việc thúc đẩy toàn cầu hoá. 6

    3. Những tác động thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. 9

    Phần II: Tác động của toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. 10

    1. Tác động của toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. 10

    2. Tính hai mặt của toàn cầu hóa. 12

    Phần III: Những cơ hội vượt qua thử thách hội nhập kinh tế có hiệu quả. Biện pháp hội nhập có hiệu quả 18

    1. Những cơ hội trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 18

    2. Những thách thức. 22

    3. Biện pháp hội nhập có hiệu qủa. 23

    Kết luận 29

    Các tài liệu tham khảo 30
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...