Tiểu Luận Bản chất và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bản chất và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
    Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mác – Lênin từ lập trường của một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Người tiếp thu quan điểm của những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đồng thời có sự bổ sung cách tiếp cận mới về chủ nghĩa xã hội.
    1.Bản chất và đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
    Đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, cũng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin, nghĩa là những mặt về chính trị , kinh tế, văn hóa, xã hội
    a.Kinh tế
    Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Đó là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triể với nền tảng phát triển khoa học – kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại.
    b.Chính trị
    Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công-nông-trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
    Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.
    c. Xã hội
    Trong chủ nghĩa xã hội, không còn bóc lột, áp bức bất công, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý. Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, không có áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.
    d.Văn hóa
    Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức. Chủ nghĩa xã hội Việt Nam phải xây dựng được một nền văn hóa tiên tiến, trong đó lấy tính dân tộc làm gốc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đời sống con người vui tươi nhưng phải lành mạnh.
     
Đang tải...