Chuyên Đề Bản chất nhân văn của thi đua yêu nước theo tư tưởng hồ chí minh

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: BẢN CHẤT NHÂN VĂN CỦA THI ĐUA YÊU NƯỚC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


    Bài báo dài 8 trang:
    1. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, thi đua yêu nước là một hiện tượng lịch sử - xã hội đặc thù, phản ánh quy luật vận động khách quan của tiến trình lịch sử, bản chất nội tại của một chế độ xã hội và được đặt trên một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa nhất định. Là một hiện tượng lịch sử mang tính xã hội, thi đua gắn liền với yêu nước, yêu nước gắn với thi đua không phải trong bất kỳ một chế độ xã hội nào cũng có thể thực hiện được. Thi đua yêu nước ra đời và được thực hiện một cách trọn vẹn khi mà quan hệ giữa người và người đích thực mang tính nhân bản, không còn bị "tha hóa" (nói theo ngôn ngữ của C. Mác), nghĩa là khi nào lịch sử xã hội đã đạt đến một trình độ cho phép xóa bỏ hoàn toàn cơ sở kinh tế đẻ ra sự bất công, bất bình đẳng, bóc lột, áp bức, nô dịch giữa các dân tộc và giữa người với người. Chỉ có dưới chế độ dân chủ mới và trong chủ nghĩa xã hội, phong trào thi đua yêu nước mới phát triển rộng khắp, mới thành hành động tự giác của mỗi người. Bởi lẽ, "ở các nước đế quốc, không bao giờ có và không thể có phong trào thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Vì nhân dân lao động các nước ấy không dại gì mà làm lợi cho những giai cấp bóc lột họ, áp bức họ. Không thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm mà các nước ấy đã có hàng triệu người bị thất nghiệp. Một nước tự xưng giàu có nhất thế giới như Mỹ, đã có hơn 12 triệu công nhân thất nghiệp. Nếu thi đua thì nhân dân lao động các nước ấy thất nghiệp nhiều hơn nữa"(1).
    Thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm chỉ có ở các nước trong phe dân chủ, khi chính quyền cách mạng đã về tay nhân dân, người lao động trở thành người chủ chân chính và làm chủ xã hội. Thi đua giết giặc lập công, bảo vệ độc lập, tự do, cuộc sống yên bình của người dân chỉ có trong các quân đội cách mạng. Vì ở trong các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân chủ mới, vì trong quân đội cách mạng, nhân dân và quân đội thi đua là lợi ích cho mình, cho cả dân tộc mình. Do thi đua mà phe hòa bình và dân chủ ngày càng lớn mạnh, lực lượng ngày càng to lớn, nhân dân lao động vững tin vào bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội mới, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh xóa bỏ mọi chế độ xã hội dựa trên sự nô dịch, bóc lột và áp bức. Như vậy, thi đua yêu nước có bệ đỡ về mặt văn hóa, lịch sử, là sự tiếp nối với dòng chảy văn hóa hướng vào lý tưởng nhân văn cao đẹp: Xác lập một liên hợp, trong đó "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người".
    Theo quy luật phổ quát của sự tiến hóa nhân loại, thi đua yêu nước - trong nhận thức và tầm nhìn của Hồ Chí Minh - gắn liền với tương lai của dân tộc, triển vọng tiến bộ của loài người.
     
Đang tải...