Tài liệu Bản chất mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và cá nhân dưới chế độ XHCN được thể hiện như thế nào?

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Cá nhân trong một chế độ xã hội nhất định luôn mang đặc điểm của xã hội đó, bởi vì: - Cá nhân- con người hình thành và pháp triển dưới sự tác động của xã hội;
    - Cá nhân- con người là việc trong một nhà nước thì do Nhà nước, giai cấp trong nhà nước đó tác động vào quá trình phát triển để phù hợp với nhà nước, giai cấp mình(tuy còn phụ thuộc vào đặc tính, phẩm chất riêng của từng cá nhân). Vì vậy con người trong một xã hội nhất định đều mang những thuộc tính xã hội nhất định.
    Khái niệm công dân trong khoa học pháp lý chính là chỉ cá nhân trong mối liên hệ cơ bản nhất, chủ yếu nhất, quan trọng nhất trong quan hệ với Nhà nước và được thể hiện trong Hiến pháp và trong các đạo luật của Nhà nước. để trở thành công dân, thì cá nhân phải đáp ứng những đòi hỏi do pháp luật quy định. Pháp luật ở mỗi nước khác nhau, thì có những quy định khác nhau.
    ở nước ta một người mới sinh ra phải thoả mãn 2 điều kiện để xác định là công dân Việt Nam:
    - Điều kiện huyết thống (nếu cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam)
    - Điều kiện lãnh thổ (nếu không rõ cha mẹ là ai mà sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam thì vẫn là công dân Việt Nam)
    Nếu là người nước ngoài muốn trở thành công dân Việt Nam thì phải thoả mãn các điều kiện trong Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
    2. Mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và cá nhân được nghiên cứu trong khoa học lịch sử các tư tưởng chính trị- pháp lý. Trong đó có những quan niệm khác nhau(từ quan niệm bảo thủ, lạc hậu đến tiến bộ) về mối quan hệ này.
    Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin thì: Tương ứng với mỗi kiểu Nhà nước thì có một quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân. Như vậy, tuỳ thuộc vào vào bản chất giai cấp của mỗi kiểu nhà nước và tương quan lực lượng giữa các giai cấp trong mỗi thời đại mà quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân được thể hiện trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ấy, theo các ưu thế khác nhau.
    Khác với các Nhà nước Chủ nô, Phong kiến và Nhà nước tư sản, các nhà nước XHCN lần đầu tiên do nhân dân lao động thành lập nên Nhà nước của mình Nhà nước của dân, do dân và vì dân, quyền lực của nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật: quyền được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước, mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Vì vậy, mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân được thể hiện trong hệ thống pháp luật và được thể hiện ở những điểm sau:
    - Quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân là quan hệ thống nhất về quyền và nghĩa vụ pháp lý:
    + Quyền và nghĩa vụ của Nhà nước và cá nhân được quy định trong các đạo luật
    + Quyền và nghĩa vụ của Nhà nước và cá nhân được coi là mối quan hệ biện chứng bởi vì, quyền của nhà nứoc tương ứng với nghĩa vụ của cá nhân và ngược lại;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...