Tài liệu Bản chất của nhận thức thực tiễn và vai trò thực tiễn đối với nhận thức, con đường biện chứng của sự

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bản chất của nhận thức thực tiễn và vai trò thực tiễn đối với nhận thức, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí?
    1.Bản chất của nhận thức: nhận thức là gì? Con người có thể nhận thức được thế giới hay ko? Đây là 1 trong những vấn đề cơ bản, các trường phái triết học tranh luận và có những câu trả lời khác nhau.
    Các nhà triết học duy tâm ko thừa nhận thế giới vật chất tòn tại độc lập với ý thức con người, do đó ko thứa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan, các nhà duy tâm chủ quan cho rằng tất cả mọi cái đang tồn tại đều là phức hợp của cảm giác con người, do đó nhận thức chẳng qua là nhận thức của cảm giác và biểu tượng của con người, các nhà duy tâm khách quan, mặc dù ko phủ nhận khả năng nhận thức thế giới, song coi đó như là sự tự nhận thức của ý niệm, tư tưởng tồn tại bên ngoài con người.
    Những nhà theo thuyết hoài nghi thì nghi ngờ tính xác thực của tri thức, nghi ngờ sự tồn tại của bản thân thế giới bên ngoài, những người theo thuyết ko thể biết lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới, đối với họ thế giới là ko thể biết được, lí trí của con ngưới rất hạn chế và ngoài giới hạn của cảm giác ra con người ko thể biết được điều gì nữa.
    Khác với những quan điểm trên đây, chủ nghĩa duy vật thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, tuy nhiên do hạn chế bởi tính siêu hình, máy móc nên chủ nghĩa duy vật trước Mác ko giải quyết 1 cách khoa học những vấn đề về lí luận nhận thức, chưa thấy đầy đủ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
    Chủ nghĩa Mác Lênin đã kế thừa những thành tựu khoa học, kĩ thuật và thực tiễn xã hội đã xây dựng nên lí luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, theo đó:
    -Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập với cảm giác, tư duy và ý thức con người.
    -Thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người, ko có cái gì con người ko thể biết , chỉ có cái chưa biết và hy vọng trong tương lai với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, con người sẽ biết được.
    Nhận thức ko phải là hành động tức thời, giản đơn ,máy móc và thụ động mà là 1 quá trình biện chứng, tích cực ,sáng tạo, quá trình ấy đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, là quá trình đi từ hiện thực đến bản chất, từ kém sâu sắc hơn đến sâu sắc hơn.
    -Cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn, thực tiễn vừa là mục đích nhận thức vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí của nhận thức, nhận thức là quá trình con người phản ánh 1 cách biện chứng, năng động sáng tạo thế giới khách quan trên co sở thực tiễn lịch sử-xã hội.
    Con người là sản vật của tự nhiên, song với hoạt động có ý thức nó tự tách mình ra khỏi tự nhiên và coi thế giới bên ngoài là khách thể của nhận thức và thực tiễn, chủ thể nhận thức như vậy ko chỉ là cá nhân mà còn là 1 tập thể, 1 cộng đồng người và cả loài người, khách thể nhận thức chính là các sự vật hiện tượng trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức của chủ thể, như vậy hiện thực khách quan vốn đã tồn tại, còn khách thể của nhận thức lại ko ngừng tăng lên cả về bề rộng lẫn chiều sâu trong quan hệ với sự phát triến nhận thức của chủ thể.
    2.thực tiễn và vai trò thực tiễn đối với nhận thức:
    a. Thực tiễn là phạm trù triêtf học phản ánh những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của con người nhằm cải tạo thiên nhiên và xã hội .
    Thực tiễn là hoạt động đặc trưng bản chất con người và không ngừng phát triển bởi các thế hệ loài người; khác với hoạt động tư duy, trong hoạt động thực tiển con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình; những hoạt động như vậy được thực hiện một cách khách quan.
    Tuy trình độ và hình thức hoạt động thực tiễn có thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội, nhưng thực tiển luôn luôn là một dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người, hoạt động đó chỉ có thể tiến hành thông qua các quan hệ xã hội; thực tiển cũng có quá trình vận động và phát triển, trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...