Tài liệu Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học, t

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bản chất của CNDVBC.

    a. CNDVBC đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiễn:

    - CNDV cũ: (thô sơ chất phát) của Phơ bách thiếu quan điểm thực tiễn, máy móc, không thấy được tính năng động của ý thức, không mang tính trực quan, không giải quyết những vấn đề cơ bản của triết học;

    - CNDVBC:

    + Khẳng định quan điểm DV về TG, đặt nền móng cho CNDV về sau này;

    + Đấu tranh chống lại quan điểm chủ nghĩa duy tâm tôn giáo về thế giới.

    + Sự ra đời của CNDVBC (Mác xít) tạo ra bước ngoặc lịch sử, Mác đặt quan điểm thực tiễn vào trong triết học, thay đổi tận gốc quan điểm triết học.

    + CNDVBC khẳng định: vật chất có trước và quyết định ý thức (nguyên tắc xuất phát của CNDVBC), nếu không thấy quan điểm này sẽ rơi vào CNDT, biểu hiện chủ quan duy ý chí.

    + Ý thức không phải là sự phản ảnh thụ động, rập khuôn, máy móc mà là sự phản ảnh tích cực, năng động, sáng tạo và có sự tác động trở lại đối với vật chất, nếu không thấy điều này sẽ rơi vào CNDT tầm thường, CNDV siêu hình, máy móc.

    Mác không những đã làm cuộc cách mạng chủ nghĩa triết học mà còn là cơ sở khắc phục những khuyết điểm, những hạn chế của CNDV cũ.

    b. Sự thống nhất của TGQDV và phương pháp luận BC.

    - Phép BCDV trình bày một cách hệ thống, chặt chẽ, có tính biện chứng của TG thông qua những phạm trù và những quy luật chung nhất của TG (tự nhiên, xã hội và tư duy).

    - PBC của Mác và Anghen hình thành dựa trên sự kế thừa có chọn lọc những thành tựu của những nhà Triết học trước đó. Mác cải tạo PBC của Heghen, lọc bỏ những yếu tố duy tâm và đặt nó trên cơ sở TGQDV. Đồng thời Mác kế thừa quan điểm duy vật của PhơBách. Như vậy PBCDV của M và AG là sự thống nhất về thế giới quan điểm DVvà BC. PBC đòi hỏi khi nhận xét các SVHT thì đặt chúng trong sự vận động, biến đổi và phát triển, từ đó có cách nhìn đúng đắn về chúng.

    c. Quan niệm duy vật về lịch sử.

    - Thành tựu to lớn, vĩ đại nhất của Mác: Đánh dấu cột mốc triết học trong lịch sử, làm cho CNDV triệt để dựa trên 2 phát kiến: Quan niệm duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư.

    - Với sự ra đời của CNDVBC thì “CNDV bị lấy ra khỏi hầm trú ẩn cuối cùng của nó” (Anghen).

    - Mác đã tổng kết lịch sử dựa vào sự kế thừa tư tưởng nhân loại trong quan điểm về xã hội đồng thời với việc khái quát thực tiễn mới. Do vậy trong đánh giá Lênin noí: “Cùng với học thuyết giá trị thặng dư, quan niệm DVLS đã mang lại cho loài người nhận thức vĩ đại mà còn là công cụ cải tại thế giới.

    d. Tính khoa học và tính cách mạng.

    * Tính khoa học.

    - Phản ảnh đúng đắn bản chất SVHT, kế thừa những tinh hoa của lịch sử triết học nhân loại nói chung và của Phương Đông, Phương Tây cổ đại và triết học cổ điển Đức và được chứng minh bằng những thành tựu của KH-KT hiện nay. đặc biệt khoa học tự nhiên (thế kỷ 19) + 3 thành tựu KH: Thuyết tiến hoá (Đắcuynh), Thuyết tế bào và định luật bảo toàn năng lượng.

    - Bên cạnh đó vào những năm 40 của thế kỷ 19, Mác đã khái quát lên thành điều kiện xã hội

    2. CNDVBC phản ảnh đúng đắn bản chất và các quy luật của TG, điều này đã được KH và thực tiễn CM kiểm nghiệm.

    3. Giá trị luận: Là cơ sở TGQ, PPL, giải thích luận, đặt hướng cho sự phát triển các giá trị KH khác nhau.

    * Tính Cách mạng.

    Không chỉ dừng lại ở sự giải thích TG mà còn nhận thức và cải tạo TG, cải tạo con người. Căn cứ vào thực tiễn cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới vì con người, hướng con người vào cái mới, cái tốt đẹp hơn. Đó là PPL phổ biến định hưóng và phát triển xã hội, là vũ khí tinh thần cho GCCN và NDLĐ trên TG trong cuộc đấu tranh giải phóng GCCN, giải phóng con người, giải phóng toàn xã hội. Đó là hệ thống mở luôn được bổ sung bằng những thành tựu của KH và thực tiễn xã hội.

    Biểu hiện của sự thống nhất của tính Cách mạng và tính khoa học: tính Cách mạng và tính khoa học bao hàm nhau. Tính CM càng cao thì tính KH càng thực tiễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...