Tiểu Luận Bản chất cái đẹp trong hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Bản chất cái đẹp trong hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa



    MỤC LỤC​


    Cái đẹp là một phạm trù cơ bản, trung tâm của mỹ học. Nó không chỉ là thước đo hoạt động của con người mà còn là cái chuẩn để chỉ phẩm chất con ngưòi. C.Mác viết: “Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và nhu cầu giống loài của nó, còn con người thì có thể áp dụng thước đo thích dụng cho mọi đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp”. Như vậy, cái đẹp gắn bó với bản chất sáng tạo của con người, gắn với quá trình hoàn thiện, hoàn mỹ của con người, gắn với sự tự sản sinh ra chính con người.


    Xét về mặt lịch sử, từ xưa đến nay, quan niệm về cái đẹp được các nhà mỹ học bàn luận rất nhiều, song chưa đi đến một quan điểm thống nhất. Các nhà mỹ học đã xuất phát từ những cơ sở triết học khác nhau để định nghĩa về cái đẹp. Đó là quan điểm duy vật hay duy tâm, trong đó còn thể hiện rõ quan điểm duy vật biện chứng hay duy vật máy móc, duy tâm chủ quan hay duy tâm khách quan.


    Nếu như các nhà mỹ học Hy Lạp cổ đại giải thích cái đẹp trên quan điểm vũ trụ luận, nghĩa là dựa vào những đặc tính tự nhiên của sự vật để vạch ra những thuộc tính và những phẩm chất của cái đẹp thì các nhà mỹ học thời Trung cổ phong kiến lại kéo cái đẹp lên chín tầng mây. Xuất phát từ triết học khắc kỷ giả dối, từ sự phân chia thế giới thành cõi trần, cõi khổ, cõi tiên- cõi phật, họ cho rằng cuộc đời không có cái đẹp. Từ đó, họ khuyên con người sớm tối cầu kinh sám hối, rũ sạch bụi trần để khi chết đi sẽ được về nơi cực lạc. Đến thời Phục hưng, con người đi tìm lại giá trị thực chất của cái đẹp- cái đẹp gắn liền với cuộc sống thực tế. Đến thế kỉ XVII, cái đẹp gắn liền với việc đề cao nghĩa vụ quốc gia nhưng khát vọng chân thành của con người vẫn không thể bị vùi lấp.


    Qua gần một thế kỷ hòa hoãn, giai cấp tư sản sau khi đã tích luỹ được đầy đủ lực lượng liền quyết định làm cuộc cách mạng lật nhào ngôi vua giành quyền thống trị. Xuất phát từ cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến chuyên chế, các nhà mỹ học Khai sáng cũng tìm cách đối lập lại các quan niệm về cái đẹp của thời Cổ Đại. Nếu các nhà mỹ học Cổ Đại không dám công khai thừa nhận cái đẹp của tự nhiên thì các nhà mỹ học Khai sáng lại cho rằng vẻ đẹp trong sáng đầy hòa điệu, hồn nhiên là vẻ đẹp lý tưởng của con người. Điđơrô viết: “Chỉ những cái đẹp nào dựa trên sự liên hệ với những tạo vật của thiên nhiên thì mới sống lâu”. Tuy vậy, họ vẫn chưa chỉ ra được bản chất duy nhất của cái đẹp ngay trong các hình thái biểu hiện đa dạng của nó.


    Bên cạnh đó, các nhà mỹ học Cổ Điển Đức( từ giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX), các hà mỹ học Dân chủ cách mạng Nga cùng một số dòng triết học phương Đông cổ đại cũng đưa ra quan điểm về cái đẹp và bản chất của nó.

    Kế thừa và phát triển những quan điểm trên, mỹ học Mác- Lênin đã đưa ra quan điểm về cái đẹp và bản chất của nó. Mỹ học Mác- Lênin cho rằng cần thiết phải khám phá cái đẹp một cách toàn diện từ các khía cạnh khác nhau như: cái đẹp từ góc độ bản thể( khách quan)- chủ quan, cái đẹp trong tự nhiên và xã hội, trong lịch sử cụ thể, trong sự vận dộng phát triển vv


    Như vậy, cái đẹp là một hiện tượng thẩm mỹ vô cùng đa dạng, phức tạp. Nó là lĩnh vực vừa có tính bản thể vừa có tính định hướng. Có tính bản thể là vì đẹp có thể là một hiện tượng, sự vật hay một ý nghĩ, một hành vi, là tinh thần hay vật chất nó tồn tại như một chỉnh thể độc lập. Có tính dịnh hướng vì đẹp còn là một chuẩn mực do con người xác định lý tưởng sống sao cho đạt tới Chân- Thiện- Mỹ.


    Đẹp là một lĩnh vực tinh thần, tình cảm. Đồng thời, nó còn là giá trị để đánh giá thẩm dịnh bản thân con người. Đẹp vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan. Nó vừa được tạo thành bởi các kết cấu hài hoà- toàn vẹn tự thân, vừa chiu sự đánh giá của chủ thể thẩm mỹ. Cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp của mọi cái đẹp( của cả tự nhiên lẫn xã hội), mà người nghệ sỹ đã kết tinh lại bằng sáng tạo độc đáo của mình và đem nó cống hiến cho xã hội. Tiêu chí cơ bản để đánh giá cái đẹp là Chân- Thiện - Mỹ, trong biểu hiện phong phú của nó qua tính dân tộc, tính giai cấp và tính nhân loại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...