Báo Cáo Bản cáo bạch công ty cổ phần sông đà 2

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán niêm yết
    1. Rủi ro về kinh tế
    Tốc độ tăng trưởng kinh tế
    Sự phát triển của ngành xây dựng nói chung luôn gắn chặt với sự phát triển của nền kinh tế. Việt Nam
    hiện đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh do đó nhu cầu cho đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng càng
    lớn. Là một đơn vị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi công xây dựng các công trình thủy điện, các
    công trình thủy lợi, giao thông đường bộ các cấp, các công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị, v.v , sự phát
    triển của nền kinh tế có tác động tích cực đến khả năng tăng trưởng phát triển của Công ty.
    Lãi suất
    Hiện nay, vốn vay của Công ty bằng khoảng 4,09 lần vốn điều lệ, trong đó 65,67% là vay dài hạn
    với lãi suất ổn định khoảng 11%/năm, 34,33% là vay ngắn hạn với lãi suất 0,95%/tháng. Do đặc
    thù của ngành xây lắp, khi tham gia xây dựng những công trình lớn như: công trình thủy điện,
    đường quốc lộ, tòa nhà văn phòng tỷ lệ vốn vay trên vốn điều lệ luôn ở mức cao. Như vậy, tỷ lệ
    này của Công ty nằm trong mặt bằng chung so với các doanh nghiệp trong cùng ngành xây lắp.
    Trong trường hợp lãi suất tăng, chi phí hoạt động sẽ tăng theo và có thể gây ảnh hưởng nhất định
    tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, với việc niêm yết cổ phiếu trên TT
    GDCK Hà Nội, Công ty sẽ được tiếp cận với một kênh huy động vốn mới và hiệu quả là Thị trường
    chứng khoán. Điều này, tạo điều kiện cho Công ty hướng tới một cơ cấu tài chính hợp lý nhằm
    giảm thiểu những rủi ro do biến động về lãi suất gây ra. Đồng thời, tính thanh khoản của cổ phiếu
    Công ty được tăng lên, tạo thêm sự thuận lợi và tiện ích cho cổ đông.
    Tỷ giá hối đoái
    Hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh
    doanh của Công ty. Các nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là nguồn nguyên liệu trong nước, chỉ có
    một số ít nhập khẩu như nhựa đường (là sản phẩm sau dầu). Trong tương lai, khi nhà máy lọc dầu
    Dung Quất đi vào hoạt động vào năm 2009 sẽ tạo ra nguồn cung cấp nhựa đường thay thế cho
    nguồn nhập khẩu hiện nay. Hơn nữa, sự biến động giá cả nhựa đường phụ thuộc vào sự biến động
    giá cả của thị trường dầu mỏ thế giới. Tuy nhiên giá cả nhập khẩu những sản phẩm này lại được
    điều chỉnh bởi chính sách nhà nước. Vì vậy tỉ giá hối đoái biến động sẽ có ảnh hưởng không đáng
    kể tới sự tăng trưởng và phát triển của Công ty trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
    Lạm phát
    Trong hai năm 2005, 2006 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lần lượt 8,4% và 6,6%, và riêng 9 tháng
    đầu năm 2007 đạt mức 8,8%1, và theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thì tỷ lệ lạm phát trong
    những năm tới sẽ dao động ở mức 7% đến 8%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ADB đánh giá,
    1 Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)
    bản cáo bạch
    công ty cổ phần sông đà 2
    Trang 2
    Tổ chức tư vấn: CÔNG TY Cổ phần chứng khoán KIM LONG (KLS)
    273 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội; ĐT: 04 7.262827; Fax: 04 7.262825; www.kls.vn
    Songda 2 JSC
    trong các nguyên nhân gây lạm phát, lương thực thực phẩm là nhân tố chủ yếu, chiếm tới 42,8%
    trong rổ hàng hóa tính CPI. Đồng thời khi giá cả đầu vào tăng lên do nguyên nhân lạm phát, giá cả
    đầu ra cũng sẽ được tăng lên tương ứng. Bởi vậy, tác động của lạm phát lên kết quả hoạt động kinh
    doanh của Công ty chỉ dừng ở mức độ nhất định.
    Như vậy, xét trên giác độ tương quan với sự phát triển của nền kinh tế, viễn cảnh của Công ty là khả quan.
    2. Rủi ro về cơ chế chính sách và pháp luật
    Từ một doanh nghiệp nhà nước, mới chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần và trở thành công
    ty đại chúng, mọi hoạt động của Công ty chịu ảnh hưởng của các chính sách Pháp luật về Cổ phần
    hóa, Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán Là một doanh nghiệp mới chuyển đổi hình thức
    nên doanh nghiệp cần có một thời gian nhất định để tiếp cận và tiến hành quản lý theo các quy định
    của Pháp luật trong lĩnh vực này. Hơn nữa hệ thống Pháp luật Việt Nam liên quan đến các hoạt
    động của Công ty cũng đang trong quá trình bổ sung và hoàn thiện. Những yếu tố trên sẽ tạo nên
    một số ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty.
    Ngoài ra, các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng cơ bản, phát triển các khu đô thị,
    cơ sở hạ tầng, . còn có nhiều nội dung chồng chéo, thiếu tính ổn định và nhất quán, gây khó khăn
    cho Công ty trong việc hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh.
    3. Rủi ro đặc thù ngành nghề
    Trong hoạt động xây dựng cơ bản, thời gian thi công của các công trình thường kéo dài, việc
    nghiệm thu, bàn giao được thực hiện từng phần. Hơn nữa, việc giải ngân tại Việt Nam hiện nay vẫn
    thường chậm, quá trình hoàn tất hồ sơ thi công cũng như thống nhất phê duyệt quyết toán giữa chủ
    đầu tư và nhà thầu thường mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư là các bộ ngành và
    địa phương thường bố trí quá nhiều dự án, công trình xây dựng không tương xứng với nguồn vốn đầu
    tư cho nên thi công kéo dài, khối lượng đầu tư dở dang nhiều. Điều đó cũng làm chậm tiến độ giải
    ngân và thanh quyết toán của các công trình và làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của
    các công ty xây dựng, đặc biệt là tình hình công nợ phải thu, phải trả và dòng tiền hoạt động.
    Ngoài ra, giá cả các yếu tố đầu vào của ngành xây dựng, đặc biệt là thép đang ở mức cao và còn có
    xu hướng tăng làm ảnh hưởng đến chi phí của Công ty. Tuy nhiên, Công ty đã có uy tín trong
    ngành, kinh nghiệm trong đấu thầu và đông đảo khách hàng truyền thống, bên cạnh đó Công ty còn
    được sự hỗ trợ của Tổng công ty Sông Đà nên việc đảm bảo được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận
    đặt ra là khả thi.
    Việt Nam đã gia nhập WTO, các lĩnh vực như xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, sản
    xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản.v.v . sẽ chịu áp lực cạnh tranh trực tiếp từ các tổ chức
    nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính, công nghệ và nhân lực. Bên cạnh đó, hiện nay tại miền Bắc
    đang tập trung rất nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Những công ty này hiện
    đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Sông Đà 2.
    bản cáo bạch
    công ty cổ phần sông đà 2
    Trang 3
    Tổ chức tư vấn: CÔNG TY Cổ phần chứng khoán KIM LONG (KLS)
    273 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội; ĐT: 04 7.262827; Fax: 04 7.262825; www.kls.vn
    Songda 2 JSC
    4. Rủi ro biến động giá cổ phiếu niêm yết
    Việc niêm yết cổ phiếu Sông Đà 2 trên Thị trường Chứng khoán sẽ đem lại những lợi ích đáng kể
    cho Công ty, bao gồm: uy tín và thương hiệu; tăng cường tính thanh khoản; tạo điều kiện cho Công
    ty huy động vốn để tăng cường năng lực tài chính, hướng đến việc chuẩn hóa công tác quản trị,
    điều hành theo mô hình quản trị công ty ưu việt.
    Tuy nhiên rủi ro biến động giá cả cổ phiếu trên Thị trường Chứng khoán là khó tránh khỏi. Trên
    thực tế, giá cả chứng khoán trên thị trường được quyết định bởi nhiều yếu tố như cung – cầu cổ
    phiếu, tình hình kinh tế – xã hội, sự thay đổi của quy định Pháp luật về chứng khoán, tâm lý của
    nhà đầu tư Sự biến động giá cổ phiếu có thể gây ảnh hưởng đến thương hiệu, giá trị của Công ty.
    Đối với rủi ro này, Công ty có kế hoạch phòng ngừa và sẽ thực hiện các biện pháp sau:
    Sông Đà 2 cam kết duy trì một Bản tổng kết tài sản lành mạnh với danh mục đầu tư hợp lý và
    có tính thanh khoản cao, duy trì cơ cấu tài chính vững mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu
    quả. Đồng thời Sông Đà 2 cam kết sẽ quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty theo
    hướng minh bạch, công khai hóa thông tin nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
    Sông Đà 2 có trách nhiệm chủ động định hướng thông tin và công bố thông tin nhằm giúp nhà
    đầu tư hiểu rõ nguyên nhân biến động của cổ phiếu Sông Đà 2. Mặt khác, Sông Đà 2 đã xây
    dựng Quy trình thực hiện công bố thông tin, đồng thời tiến tới thành lập một bộ phận am hiểu
    về thị trường chứng khoán để thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, theo dõi sát sao những diễn
    biến của thị trường chứng khoán để có thể đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.
    5. Rủi ro khác
    Các rủi ro bất khả kháng như thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh.v.v . đều gây ảnh hưởng ít
    nhiều đến hoạt động của Công ty. Những rủi ro này có thể tác động tới hoạt động thi công tại các
    công trình xây dựng, làm chậm tiến độ hoặc gây thiệt hại cho công trình (một phần hay toàn bộ).
    II. Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung bản cáo bạch
    1. Tổ chức niêm yết
    Ông: Nguyễn Văn Sinh Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị
    Ông: Hồ Văn Dũng Chức vụ: Tổng giám đốc
    Ông: Trần Văn Trường Chức vụ: Kế toán trưởng
    Ông: Nguyễn Trọng Đức Chức vụ: Trưởng ban kiểm soát
    Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin về số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với thực tế mà
    chúng tôi được biết, hoặc có điều tra, thu thập một cách hợp lý. Theo đó, nhà đầu tư có thể hiểu,
    phân tích tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh trong quá khứ cũng như triển vọng trong tương
    lai của Công ty.
    bản cáo bạch
    công ty cổ phần sông đà 2
    Trang 4
    Tổ chức tư vấn: CÔNG TY Cổ phần chứng khoán KIM LONG (KLS)
    273 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội; ĐT: 04 7.262827; Fax: 04 7.262825; www.kls.vn
    Songda 2 JSC
    2. Tổ chức tư vấn
    Đại diện theo pháp luật: Ông Hà Hoài Nam
    Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long
    Bản cáo bạch này là một phần của hồ sơ xin đăng ký niêm yết do Công ty Cổ phần Chứng
    khoán Kim Long tham gia lập trên cơ sở hợp đồng tư vấn với Công ty cổ phần Sông Đà 2.
    Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trên Bản cáo bạch này đã
    được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu do Công ty
    cổ phần Sông Đà 2 cung cấp.
    III. Các khái niệm
    Công ty Công ty Cổ phần Sông Đà 2
    Sông Đà 2 Công ty Cổ phần Sông Đà 2
    Sông Đà 2 JSC Tên viết tắt của Công ty Cổ phần Sông Đà 2
    Cổ phiếu Cổ phiếu Công ty Cổ phần Sông Đà 2
    UBCKNN ủy ban Chứng khoán Nhà nước
    TTGDCK Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
    HĐQT Hội đồng quản trị
    Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp
    CBCNV Cán bộ công nhân viên
    VNĐ Đồng Việt Nam
    SXKD Sản xuất kinh doanh
    IV. Tình hình đặc điểm của tổ chức niêm yết
    1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
    Công ty Cổ phần Sông Đà 2 mà tiền thân là Công ty Xây dựng dân dụng thuộc Tổng công ty Xây
    dựng Sông Đà được thành lập ngày 18 tháng 02 năm 1980 với nhiệm vụ xây dựng nhà ở cho cán
    bộ chuyên gia Liên Xô trên công trường thủy điện Sông Đà và hoàn thiện toàn bộ nhà máy thủy
    điện Hoà Bình. Sau đó Công ty được đổi tên thành Công ty Xây dựng Sông Đà 2 rồi Công ty Sông
    Đà 2. Theo quyết định số 2334/QĐ-BXD ngày 19/12/2005, Công ty Sông Đà 2 thuộc Tổng ty Sông
    Đà chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Sông Đà 2. Ngày 01/03/2006, Công ty chính thức được
    thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0303000430 được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư
    Tỉnh Hà Tây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...