Tài liệu Bản án chế độ thực dân pháp

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP

    I- CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI BẢN XỨ

    II- CHẾ ĐỘ LÍNH TÌNH NGUYỆN

    III- KẾT QUẢ CỦA SỰ HY SINH

    IV- HÀNH VI QUÂN PHIỆT TIẾP DIỄN

    CHƯƠNG II : VIỆC ĐẦU ĐỘC NGƯỜI BẢN XỨ

    CHƯƠNG III: CÁC QUAN THỐNG ĐỐC

    I- ÔNG PHUỐC

    II- ÔNG LÔNG

    III - ÔNG GÁCBI

    IV- ÔNG MÉCLANH

    V- ÔNG GIÊRÊMI LƠME

    VI- ÔNG UTƠRÂY

    CHƯƠNG IV: CÁC QUAN CAI TRỊ

    I- ÔNG XANH

    II- ÔNG ĐÁCLƠ

    III- QUÝ NGÀI BUĐINÔ, BÔĐOANH VÀ NHỮNG NGÀI KHÁC

    CHƯƠNG V: NHỮNG NHÀ KHAI HOÁ

    CHƯƠNG VI

    TỆ THAM NHŨNG TRONG BỘ MÁY CAI TRỊ

    Chương VII: BÓC LỘT NGƯỜI BẢN XỨ

    Chương VIII: CÔNG LÝ

    Chương IX: CHÍNH SÁCH NGU DÂN

    Chương X: CHỦ NGHĨA GIÁO HỘI

    Chương XI: NỖI KHỔ NHỤC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ BẢN XỨ

    Chương XII: NÔ LỆ THỨC TỈNH

    I- Ở ĐÔNG DƯƠNG

    II- Ở ĐAHÔMÂY

    III- Ở XYRI

    IV- CÁCH MẠNG NGA VỚI CÁC DÂN TỘC THUỘC ĐỊA

    V. HỠI ANH EM VÔ SẢN VÀ NÔNG DÂN CÁC THUỘC ĐỊA!

    VI- MỘT BẢN HIỆU TRIỆU CỦA QUỐC TẾ NÔNG DÂN GỬI NÔNG DÂN LAO ĐỘNG CÁC THUỘC ĐỊA

    VII- TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN Ở THUỘC ĐỊA
    TUYÊN NGÔN CỦA HỘI LIÊN HIỆP THUỘC ĐỊA23, TỔ CHỨC CỦA NHỮNG NGƯỜI DÂN BẢN XỨ Ở TẤT CẢ
    CÁC THUỘC ĐỊA

    CHƯƠNG I: THUẾ MÁU

    I- CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI BẢN XỨ

    Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên Annamít bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe
    tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành
    những đứa con yêu, những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn
    quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là
    chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do. Nhưng họ đã phải trả bằng một giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho
    cái công lý và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng
    hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu. Trong lúc vượt biển, nhiều
    người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được
    xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ
    mộng vùng Bancăng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, -
    chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì đã anh dũng đưa thân cho người ta tàn
    sát trên bờ sông Mácnơ, hoặc trong bãi lầy miền Sămpanhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các
    cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.

    Cuối cùng, ở hậu phương, những người làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt
    của bọn bôsơ, nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; đằng nào cũng thế thôi, vì những kẻ
    khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì đã hít phải hơi ngạt vậy.

    Tổng cộng có 700.000 người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, 80.000 người không bao giờ còn trông
    thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa!

    II- CHẾ ĐỘ LÍNH TÌNH NGUYỆN

    Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi: dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương từ bao đời nay bị bóp nặn bằng đủ mọi
    thứ thuế khoá, sưu sai, tạp dịch, bằng cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên, từ 1915-1916
    tới nay, lại còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính nữa.

    Những biến cố trong mấy năm gần đây là cái cớ để người ta tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn
    cõi Đông Dương. Những người bị bắt đều bị nhốt vào trại lính với đủ thứ tên: lính khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp, lính
    thợ không chuyên nghiệp, v.v

    Theo ý kiến của tất cả các cơ quan có thẩm quyền không thiên vị được giao cho sử dụng ở châu Âu vật liệu biết nói
    châu á, thì vật liệu này đã không đưa lại kết quả tương xứng với chi phí rất lớn về chuyên chở và bảo quản.

    Sau nữa, việc săn bắt thứ vật liệu biết nói đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi là chế độ lính tình nguyện (danh từ mỉa
    mai một cách ghê tởm) đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn.

    Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: vị chúa tỉnh- mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là
    một vị chúa tỉnh- ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người
    nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở kiểu D2) thì
    các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền.

    Thoạt tiên, chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ, những người này chỉ chịu chết thôi không còn kêu cứu vào
    đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện
    với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con
    đường: đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra.

    Những người bị tóm đi như thế còn hào hứng gì nữa với cái nghề cột vào cổ họ. Cho nên, bước chân vào trại lính là
    họ liền tìm mọi cơ hội để trốn thoát.

    Còn những người nào thấy không thể thoát khỏi số phận hẩm hiu, thì tìm cách tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh
    nặng nhất, mà thông thường hơn cả là bệnh đau mắt toét chảy mủ, gây ra bằng cách xát vào mắt nhiều thứ chất độc,
    từ vôi sống đến mủ bệnh lậu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...