Tài liệu Bài toán thiết kế mặt bằng văn phòng thực chất là gì? Bài toán bố trí mặt bằng bán lẻ thực chất là g

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Bài toán thiết kế mặt bằng văn phòng thực chất là gì?

    Mục tiêu cho bố trí mặt bằng văn phòng
    - Tăng cường cơ cấu tổ chức
    - Giảm sự đi lại của nhân viên
    và khách hàng.
    - Tạo sự riêng biệt cho các khu
    vực công tác.
    - Tạo sự thông tin dễ dàng giữa
    các khu vực.
    A.Mặt bằng văn phòng
    Cách bố trí không gian trong mặt bằng văn phòng phải phù hợp với mục đích sử dụng văn phòng. Việc bố trí mặt bằng nên kết hợp chặt chẽ với chiến lược tác nghiệp nhằm đảm bảo ưu tiên cạnh tranh. Vấn đề được đặt ra là phải làm sao cho dòng thông tin phải lưu truyền một cách hiệu quả nhất. Sự dịch chuyển các dòng thông tin được tiến hành theo nhiều cách. Ta có thể liệt kê ra các cách như sau:
    + Lưu truyển thông tin giữa các cá nhân bằng điện thoại hay máy tính.
    + Lưu truyển thông tin bằng giấy tờ, thư tín,
    tài liệu
    + Đàm thoại ,trao đổi trực tiếp giữa từng cá nhân.
    + Thư điện tử
    + Thảo luận nhóm hay gặp gỡ.

    B. Diện tích: Theo các nghiên cứu về điều kiện lao động đã chỉ ra rằng:
    + Diện tích trung bình cho một nhân viên là 9m2 (bao gồm cả hành lang).
    + Các nhà điều hành cần diện tích làm việc là 36m2
    + Các phòng họp, hội nghị cần bố trí diện tích khoảng 2,25m2 /người. Các lối đi dẫn đến cửa thoát hiểm nên rộng từ 1,12m -> 1,67m. Các lối đi giữa hai hàng ghế có chiều rộng tối thiểu là từ 0,76m -> 0,9m.
    2. Bài toán bố trí mặt bằng bán lẻ thực chất là gì ?
    v Mục tiêu:
    Tìm cách tối đa hóa lợi nhuận ròng trên diện tích trưng bày hàng hóa.
    vYêu cầu:
    Phong phú, đa dạng hàng hóa, giúp khách hàng dễ dàng tiếp xúc, lôi kéo sự chú ý .
    v
    v2 yếu tố chính để đạt được muc tiêu trên:
    + Bố trí tổng quát cửa hàng bán lẻ: xác định những mẫu mực, mô hình bố trí chung của cửa hàng.
    + Phân bố vị trí của từng khu vực để sắp xếp các loại sản phẩm khác nhau.

    6 nguyên tắc bố trí cửa hàng bán lẻ
    C. Bài toán bố trí mặt bằng kho hàng thực chất là gì?
    vBố trí mặt bằng kho hàng là việc tìm kiếm một sự cân bằng tối ưu giữa chi phí quản lý vật tư nguyên liệu và chi phí tồn kho vât tư nguyên liệu.
    vBài toán đặt ra ở đây với một nhà quản lý là phải tìm ra một phương án tối đa hoá mức độ sử dụng kho hàng về thể tích, tức là phải sử dụng trọn vẹn không gian của kho hàng, ngưng việc sử dụng đó phải đảm bảo cho tổng chi phí quản lý nguyên vật liệu ở mức độ thấp.
    vChi phí quản lý nguyên liệu gồm:
    + Chi phí quản lý vận chuyển vật liệu nhập kho,
    + Chi phí tồn kho, chi phí vận chuyển vật liệu xuất kho.
    Các chi phí này được tập hợp từ các khoản mục chi phí về dụng cụ, nhân lực, điều hành và quản lý, bảo hiểm và khấu hao. Bố trí kho hàng hiệu quả cần đòi hỏi nhà quản trị cần phải tối thiểu hoá những hao phí về nguồn lực trong việc tìm kiếm và di chuyển vật liệu đồng thời cũng tối thiểu hoá chi phí hư hỏng, thiệt hại trong giảm phẩm chất của vật liệu xẩy ra trong phạm vi kho hàng.

    Câu 2 Chương 4: Các yêu cầu về đào tạo cho công nhân đang thay đổi như thế nào trong thời đại máy móc đang thay thế dần cho con người?Việt Nam là nước đang phát triển, đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, đặt ra rất nhiều thách thức cho nền kinh tế trong hiện tại cũng như trong tương lai. Một trong những yếu tố quan trọng, then chốt của nền kinh tế đó là trình độ quản lý của cán bộ quản lý và trình độ tay nghề của công nhân sản xuất. Đây là yếu tố quyết định của nền kinh tế một quốc gia vì chúng ta đang sống ở thế kỷ mà nền kinh tế là nền kinh tế mới, nền kinh tế tri thức với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, với những máy móc thiết bị tương đối hiện đại đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ cao mới đáp ứng được.Vậy để đáp ứng yêu cầu về trình độ chúng ta phải tiến hành công tác đào tạo và phát triển.
    => Với xu thế mở cửa, hội nhập hiện nay để tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường thì một yêu cầu tất yếu đối với các DN là phải đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại và điều đặc biệt quan trọng là phải nâng cao chất lượng của lực lượng lao động, phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của DN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...