Tiểu Luận Bài toán người đưa thư

Thảo luận trong 'Toán Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 18/12/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời nói đầu Trang 02
    Các thành viên trong nhóm . Trang 03
    Phần nội dung . Trang 04
    Chương I: Đại cương về đồ thị . Trang 04
    Chương II: Bài toán người đưa thư Trang 14
    Kết luận . Trang 30
    Tài liệu tham khảo . Trang 30

    LỜI NÓI ĐẦU
    Lý thuyết đồ thị là một lĩnh vực nghiên cứu đã xuất hiện và được phát triển từ lâu đời. Mặc dù vậy, lý thuyết đồ thị có nhiều ứng dụng hiện đại trong thực tiễn, đặc biệt là những ngành về kỹ thuật và đã được nghiên cứu nhiều với khối lượng kiến thức khá đồ sộ. Những tư tưởng cơ bản của lý thuyết đồ thị đươc đề xuất từ những năm đầu của thế kỷ 18 bởi nhà toán học lỗi lạc người Thụy Sĩ Leonhard Euler. Chính ông là người đã sử dụng đồ thị để giải bài toán nổi tiếng về các cái cầu ở thàng phố Konigsberg.
    Lý thuyết đồ thị là một môn học hay, bổ ích và mang tính thực tế cao. Những vấn đề trong môn học như: các bài toán về đường đi, cây, mạng và các bài toán tô màu đã và đang được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Trong những vấn đề đó thì bài toán tìm đường đi ngắn nhất là bài toán quan trọng trong Lý thuyết đồ thị, nó được áp dụng để giải quyết rất nhiều bài toán trong thực tế như điều khiển tối ưu, giao thông vận tải, mạng viễn thông ., đặc biệt bài toán người đưa thư là một đề tài khá hay, nó bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn trong ngành bưu chính viễn thông – cần tìm một lộ trình ngắn nhất có thể của người đưa thư cần đi qua một số con đường ít nhất một lần bắt đầu ở Sở bưu điện và trở về đó. Ứng dụng của bài toán là vô cùng thiết thực đối với ngành bưu chính, và còn được mở rộng để giải quyết nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống. Do vậy, việc nghiên cứu Bài toán người đưa thư là rất cần thiết.
    Chính vì những lý do trên, nhóm chúng em chọn đề tài tiểu luận là Bài toán người đưa thư.
    Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TSKH. Trần Quốc Chiến đã giảng dạy và hướng dẫn tận tình để nhóm chúng em hoàn thành được tiểu luận này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...