Tiểu Luận Bài tiểu luận về lực lượng sản xuất và các Quan hệ sản xuất

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI NÓI ĐẦU Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là qui luật hết sức phổ biến trong công cuộc xây dựng đất nước của mỗi quốc gia. Sự mâu thuẫn hay phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đều có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Sự tổng hoà mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên một nền kinh tế có lực lượng sản xuất phát triển kéo theo một quan hệ sản xuất phát triển. Nói cách khác quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là một điều kiện tất yếu để phát triển một nền kinh tế. Do vậy, nghiên cứu về quy luật này sẽ giúp cho mỗi sinh viên chúng ta, đặc biệt là sinh viên khối kinh tế, có thêm những hiểu biết ban đầu và sâu sắc hơn về sự phát triển của nước ta cũng như trên thế giới; hiểu được quy luật vận động của nền kinh tế từ đó có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng nước nhà sau này.
    v.v .
    III/ KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 1/ KẾT LUẬN: Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật hết sức phổ biến. Tuy nhiên không phải bất cứ lúc nào cũng có sự phù hợp đó. Do vậy, phải nắm bắt tốt quy luật chúng ta có thể áp dụng vào từng trường hợp cụ thể. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất còn là quy luật phổ biến trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế phát triển đi lên của lịch sử loài người từ chế độ công xã nguyên thuỷ qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất. Lực lượng sản xuất là nhân tố thường xuyên biến đổi, ngược lại quan hệ sản xuất lại thường có tính ổn định song sự ổn định đó chỉ là tạm thời và cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. Nếu quan hệ sản xuất không có những sự thay đổi cho phù hợp thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Như vậy, trong việc xác lập hoàn thiện, thay đổi quan hệ sản xuất cần phải căn cứ vào thực trạng của các lực lượng sản xuất hiện có về mặt tính chất và trình độ của chúng (đây là cơ sở lý luận trực tiếp của việc xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay của quá trình cải cách của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay). 2/ GIẢI PHÁP: Cải tạo xã hội chủ nghĩa phải luôn luôn thấu suốt đặc điểm của quá trình tiến từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất luôn luôn gắn bó với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn. Trên mỗi bước đi phải đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra lực lượng sản xuất mới trên cơ sở đó tiếp tục đưa quan hệ sản xuất lên hình thức, quy mô thích hợp để cho lực lượng sản xuất phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...