Tiểu Luận Bài tiểu luận về kiến trúc Việt Nam

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Bài tiểu luận về kiến trúc Việt Nam

    Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc, trong đó nhóm dân tộc Việt chiếm vị trí chủ yếu, người việt có nền văn hoá lâu đời, đó là nền văn hoá Đông Sơn rất nổi tiếng tồn tại cách đây hơn 2000 năm trước công nguyên, tạo dựng những nét cơ bản của văn hoá Việt Nam său này và đóng vai trò chủ đaọ trong nền văn hoá của đất nước. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý đặc biệt nằm trên đường giao nhău giữa hai nền văn minh cổ đại của châu Á đó là Ấn Độ và Trung Quốc. Nền kiến trúc truyền thống Việt Nam phát triển chủ yếu trong thời kì phong kiến trước thế kỉ XIX. Nền kinh tế hoàn toàn dựa vào nông nghiệp, sức sản xuất thấp, đời sống xã hội nói chung là nghèo nàn và lạc hậu. Do đó kiện trúc ít có điều kiện phát triển, chỉ có một phần cung điện lâu đài, dinh thự của giai cấp phong kiếnvà mộ số công trình tôn giáo tín ngưởng do huy động được sức người,sức của nên có quy mô dáng kể và tồn tại lau dài. Song do thiên nhiên khắc nghiệt lại thêm các cuộc chiến tranh giữ nước và nội chiến liên miên khiến nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá. Về công trình Tôn Giáo( đình, đền, chùa): Đặc điểm các công trình kiến trúc thể loại này thường được xây dựng ở những nơi có phong cảnh đẹp, gắn bó với núi đồi, sông hồ, đất dựng chùa phải là đất thiêng vào thời Lý các chùa tháp đều xây dựng trên các sườn núi, lấy núi làm chổ dựa, trước mặt là một không gian rộng mở, có dòng sông uốn quanh. Kiến trúc của các ngôi chùa thời Lý là các ngôi tháp. Tháp cao nhất là tháp 13 tầng. Tháp chính là chùa. Thời Lý còn có một số ngôi chùa lớn, xây dựng ở lưng chừng núi, kiêm làm Hành cung của vua. Tháp Bình SơnTháp Bình Sơn thuộc địa phận thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Tháp Bình Sơn là một di sản của kiến trúc độc đáo thời Lý - Trần còn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay. Chùa Trấn Quốc- Hà Nộichùa được xây dựng vào thời kỳ tiền Lý Nam Ðế (544- 548) với tên gọi "Khai Quốc" (nghĩa là mở nước, ứng với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân). Sau này tên gọi của chùa còn thay đổi nhiều lần như "An Quốc" năm Ðại Bảo đời Lê Thánh Tông (1434- 1442), "Trấn Quốc" năm Vĩnh Tộ thứ X (1628); "Trấn Bắc" năm 1844 do vua Thiệu Trị đặt nhân dịp nhà vua ra thăm xứ Bắc và đến ngày nay thì người dân Hà Nội vẫn gọi chùa là chùa Trấn Quốc. Tháp Phước Duyên Chùa Thiên Mụ(1601) Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế. Về mặt bằng , trong tổng thể ngôi chùa từ ngoài vào ta thấy có tổng tam quan hay tứ trụ tiếp đến là tháp chuông, sân rộng, dãy hành lang bao quanh ba mặt và cuối cùng là điện thờ hay còn gọi là tòa Tam Bảo thường gồm ba ngôi nhà nằm kế nhău: tòa Tiền đường là nơi dâng hương hanh, tòa Thêu hượng là nơi đốt hương , gõ mõ, tụng kinh và tòa thượng điện là nơi đặt tượng phật trên bện gọi là tòa “ Tam Bảo” tượng trưng cho sự tu hành đắc đạo đạo của đức phật. Trong khu vực chùa còn có Tháp mang tính chất chế ngự và nhấn mạnh bố cục của công trình theo phương đứng. Trên trục chính của quần thể kiến trúc chùa phía trước đặt Tháp tích phật còn phía său đặt Tháp mộ theo kiểu tư do.
     
Đang tải...