Tiểu Luận Bài tiểu luận marketing "Marketing sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh"

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Lĩnh vực Công nghệ cao, Việt Nam vẫn còn quá nhỏ bé. Nếu muốn xây dựng được những thương hiệu về lĩnh vực này Việt Nam phải cần một thời gian rất dài. Tuy nhiên, việc xây dựng Thương hiệu mang tầm Quốc tế các doanh nghiệp không phải cứ tạo ra những sản phẩm cỡ như Sony, Samsung, Nokia, Google thì mới chứng tỏ được thương hiệu Việt. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể tập trung khai thác những ngành hàng mình có thế mạnh. Chẳng hạn như nông sản, thực phẩm, đồ uống cũng có thể tạo ra những thương hiệu toàn cầu. Và hành trình xây dựng thương hiệu toàn cầu vẫn đang được các doanh nghiệp nỗ lực từng ngày, trong đó Tân Hiệp Phát với sản phẩm chủ lực trà thảo mộc Dr. Thanh là một ví dụ. Nếu hỏi bất kỳ một người dân nào tại TP.HCM và khu vực lân cận xem họ đã từng uống, nghe đến, từng biết trà thảo mộc Dr.Thanh chưa thì chắc chắn câu trả lời hầu như là "Có". Vậy điều gì đã khiến Tân Hiệp Phát đầu tư mọi nguồn lực, dồn toàn bộ sức lực trí tuệ vào chiến dịch quảng bá loại thức uống này? Câu trả lời là "khát vọng đưa Dr.Thanh trở thành một thương hiệu Quốc gia". Khởi đầu từ một cở sở sản xuất bia với thương hiệu Bia Bến Thành chuyên phục vụ người có thu nhập trung bình thấp, ngày nay Tân Hiệp Phát đang sở hữu hàng loạt sản phẩm đa dạng từ nước tăng lực Number One, trà xanh Không độ, nước giải nhiệt, nước hoa quả ép Sản phẩm đánh dấu sự thành công vượt trội nhất của Tân Hiệp Phát trên thị trường là khi họ tung ra trà Dr.thanh với câu slogan không thể hay hơn “Thanh nhiệt cơ thể”. Lý do về việc đặt tên gọi Dr.Thanh cũng khá lý thú, vì lý giải thứ nhất "Thanh" ở đây nghĩa là thanh nhiệt, thanh khiết đúng như câu slogan "thanh lọc cơ thể"; thứ 2 là tên gọi trùng với ông chủ đó là Tổng giám đốc Trần Quý Thanh. Dù lời giải thích thế nào đi nữa thì vẫn là một tên gọi khá hay và gây ra sự tò mò cho người tiêu dùng. Có thể ông chủ trà Dr.Thanh muốn tạo ra một sản phẩm mang tên mình để đi chinh chiến khắp năm châu, như vậy con cháu đời sau sẽ luôn nhớ mãi về một nhà sáng lập giàu khát vọng với sản phẩm đáng kính Dr.Thanh. Vào Thời điểm cuối năm 2008 mà cụ thể là ngày 22/12/2008 đẹp trời, vào lúc mà sức mua sắm của người dân được đẩy lên cao nhất thì Dr.Thanh chính thức tung ra thị trường Việt Nam. Tầm bao phủ của Dr.Thanh đã bào trùm lên toàn bộ các kênh truyền thông như Truyền hình TVC, Radio, Báo chí, Internet .những chiến dịch quảng cáo sáng tạo này đã gây ra sự tò mò về một sản phẩm có thể chữa được bệnh "nóng trong người". Ngay đến bây giờ tần suất quảng cáo của Tân Hiệp Phát vẫn khiến cho nhiều người tiêu dùng, các doanh nghiệp nội ngoại vẫn phải choáng ngợp vì doanh nghiệp này "rất chịu chơi". Bằng chứng là năm 2008 họ là một trong 5 công ty có chi phí quảng cáo lớn nhất Việt Nam; không đâu là không có quảng cáo của Dr.Thanh hiện diện. Do vậy nhóm chúng tôi đã chọn sản phẩm Dr.thanh làm chuyên đề thảo luận. Trong chuyên đề có gì thiếu sót mong các bạn đóng góp thêm vào chuyên đề chúng tôi thành công hơn.
    Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
    Hà Nội 15/04/2010




    I.Môi trường kinh doanh.

    Là những nhân tố và lực lượng bên ngoài tác động đến khả năng quản lý và tính hiệu quả, hợp lý của các hoạt động marketing trong việc nhận dạng, xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng mục tiêu
    1.Môi trường vĩ mô.
    Bao gồm các tác nhân xã hội lớn có những tác động ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp
    1.1: Nhân khẩu.
    Nhân khẩu là yếu tố đầu tiên quan trọng mà bất kỳ nhà quản trị marketing cũng phải quan tâm vì nhân khẩu tạo ra khách hàng , cho doanh nghiệp. Tiếp cận nhân khẩu- dân số theo những góc độ khác nhau đều có thể trở thành những tham số ảnh hưởng đến quyết định marketing của doanh nghiệp.Bởi vì , các tham số khác nhau của nhân khẩu đều có thể tạo ra sự khác biệt không chỉ về quy mô mà cả về nhu cầu.
    Quy mô và tốc độ dân số: Là một khía cạnh quan trọng tới quy mô và nhu cầu và là một lợi thế về tiêu dùng sản phẩm. Mặc dù tốc độ tăng dân số đã giảm xuống trong những năm gần đây, nhưng về quy mô tuyệt đối hàng năm vẫn còn tăng trên dưới 1 triệu người, bằng với quy mô dân số trung bình của một tỉnh.
    Với quy mô gần 86,2 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ 12 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Nhật Bản, Mexico, Philippines.
    Mật độ dân số của Việt Nam đạt 260 người/km2, cao gấp trên 5 lần và đứng thứ 41 trong 208 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; cao gấp hơn 2 lần và đứng thứ 8/11 nước ở Đông Nam Á, cao gấp đôi và đứng thứ 16/50 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á.

    Việt Nam có tỷ lệ tăng tự nhiên hiện ở mức 1,2%, cao thứ 8 ở Đông Nam Á, cao thứ 32 ở châu Á và đứng thứ 114 trên thế giới. Đó là kết quả tích cực của công tác kế hoạch hóa dân số từ khá sớm. Dân số đông, lại tăng lớn, nên nguồn lao động vốn đã dồi dào, tạo áp lực cho việc giải quyết công ăn việc làm hàng năm; trong điều kiện quy mô kinh tế còn thấp thì năng suất lao động thấp (bình quân 1 năm lao động chỉ đạt khoảng 1.959 USD, trong đó của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản chỉ có 821 USD, riêng nông nghiệp còn thấp hơn nữa).
    Lợi thế giá lao động rẻ đang giảm dần, mặt khác xét về thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán lại thấp, dễ phát sinh đình công, cũng như bị kiện bán phá giá.

    Cơ cấu dân số có tác động rất lớn đến cơ cấu nhu cầu của các hang hóa dịch vụ cụ thế và đến đặc tính nhu cầu. những tham số điển hình của cơ cấu dân số thường được các nhà marketing, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, quan tâm là: giới tính và tuổi tác. Tỷ lệ dân số thành thị của Việt Nam nếu năm 1930 là 7,4%, đến năm 1951 là 10,0%, từ năm 1976 đã vượt qua mốc 20% và đến năm 2008 mới đạt 27,9%, đứng thứ 8 và thấp hơn tỷ lệ 39% ở khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 41 và thấp hơn tỷ lệ 41% ở châu Á và đứng thứ 177 và thấp hơn tỷ lệ 49% trên thế giới. Tỷ lệ nữ trong dân số tuy vẫn cao hơn tỷ lệ nam nhưng đã giảm dần, từ 52% so với 48% (năm 1976) xuống còn 50,9% so với 49,1% (năm 2008) và chủ yếu ở lứa tuổi cao, còn ở lứa tuổi trẻ (nhất là từ 20 trở xuống) tỷ lệ nữ ít hơn tỷ lệ nam, tín hiệu mất cân bằng giới tính giống như hiện nay ở Trung Quốc.
    Tốc độ đô thị hóa:Tốc độ và trào lưu muốn trở thành dân cư đô thị và miễn cưỡng trở thành dân cư đô thị của Việt Nam trong những năm gần đây đang trở thành tốc độ kinh doanh phát đạt cho nhiều ngành.
    1.2: Kinh tế.
    Nhu cầu của khách hàng phụ thuộc rất lớn vào khả năng mua sắm của họ trên thị trường hàng hàng hóa tiêu dùng, khả năng mua sắm phụ thuộc rất lớn vào

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...