Tiểu Luận Bài tiểu luận giữa kì chuyên đề văn học thời nguyễn: Hãy phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Bài tiểu luận giữa kì chuyên đề văn học thời nguyễn: Hãy phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tập thơ chữ Hán “Thanh Hiên thi tập” của Nguyễn Du

    Học viên: Trần Thị Thanh Quỳnh Lớp: Hán Nôm K50

    BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC THỜI NGUYỄN

    Đề bài: Hãy phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tập thơ chữ Hán “Thanh Hiên thi tập” của Nguyễn Du.
    Bài làm:
    Nói đến Nguyễn Du người ta nghĩ ngay đến Truyện Kiều - kết tinh sự tài hoa và trải nghiệm cuộc sống của ông. Bên cạnh đó người ta cũng nhắc nhiều đến các tập thơ sáng tác bằng chữ Hán có giá trị cao cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật.Thanh Hiên thi tập cũng là một trong những tập thơ như thế.
    Cuộc sống của Nguyễn Du và con đường hoạn lộ luôn xảy ra những bước ngoặt lớn cùng với những biến động của tình hình chính trị xã hội đương thời. Là một con người có tinh thần sống nhâp thế tích cực, có lí tưởng hoài bão chính trị, một trái tim nhân hậu và yêu thương con người, Nguyễn Du không thể không lên tiếng. Với tài năng thiên phú của mình, ông đã để lại cho đời những tác phẩm bất hủ.
    Thanh Hiên thi tập là những sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du trong thời gian từ khi ông ông về Thái Bình cho đến những năm đầu ra làm quan nhà Nguyễn. Đây cũng là tập thơ chữ Hán đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. Tác phẩm là những tâm tình của nhà thơ trong những năm tháng sống long đong vất vả ở Thái Bình cũng như ở Tiên Điền. Nhà thơ lúc nào cũng buồn. Những bài thơ làm ở Thái Bình hay than thở về cuộc sống long đong, nay đây mai đó, hết ở nhờ nhà người này lại ở nhờ nhà người khác “thân thể phó mặc cho gió bụi”, “mới rét đã thấy khổ vì thiếu áo” và lúc nào cũng “giả vụng về để phòng thói tục”. Gặp đời loạn “vì muốn giữ toàn sinh mạng nên luôn sợ người ta”. Những bài thơ làm trong thời gian về Tiên Điền nhà thơ cũng có một tâm trạng chán chường như thế. Có những lúc Nguyễn Du muốn đi ở ẩn, muốn trốn vào tôn giáo, rồi có lúc ông lại muốn hành lạc, nhưng nhà thơ không bao giờ đi ở ẩn và cũng không có điều kiện để hành lạc. Ông lại trở về với nỗi buồn của mình, than thở cho cuộc đời nghèo túng, già cả và bệnh tật.
    Đọc Thanh Hiên thi tập, ấn tượng đọng lại trong tất cả chúng ta là một nỗi buồn sâu sắc, qua cách miêu tả của nhà thơ nó trở nên ám ảnh và day dứt vô cùng. Có lẽ người đọc sẽ không thể quên được hai câu thơ trong bài “Độc Tiểu Thanh kí”:
    “Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
    (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
    Trong thiên hạ có ai khóc Tố Như chăng?)
    Cả cuộc đời ông gắn bó với sách vở, thơ văn và để lại những tác phẩm bất hủ cho hậu thế. Cũng như nàng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn, khi thác xuống rồi liệu có ai khóc nàng như Tố Như chăng? Nguyễn Du có một nỗi niềm đồng cảm sâu sắc với người thiếu nữ bạc mệnh ấy mà chạnh lòng nghĩ đến mình.
    Rất nhiều lần trong Thanh Hiên thi tập, Nguyễn Du nhắc đến bệnh tật và tuổi già:
    “Sinh vị thành danh thân dĩ suy
    Tiêu tiêu bạch phát mộ phong suy”
    (Ở trên đời chưa thành danh, mà đã suy yếu
    Gió chiều lùa vào mái tóc bạc) - Tự thán
    “Niên thâm cách giác lão tuỳ thân”
    (Năm tháng trôi qua biết mình đã già) – U cư
    “Khách chẩm tiêu tiêu lưỡng mấn bồng”
    (Mái tóc bạc bơ phờ trên gối chốn tha hương) - Trệ khách
    “Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu”
     
Đang tải...