Tiểu Luận Bài tiểu luận An sinh xã hội về chế độ ốm đau

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Lời mở đầu :
    Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển của đất nước. Do đó để người lao động có thể yên tâm, dốc hết sức mình tạo ra của cải vật chất cho chính họ và các giá trị tinh thần cho xã hội, giúp cho đất nước phát triển mạnh mẽ thì Nhà nước ta cũng có những chính sách bảo vệ, khuyến khích, giúp đỡ cho người lao động trong suốt quá trình lao động của họ, mà đặc biệt trong đó là chính sách bảo hiểm xã hội (với nhiều chế độ khác nhau) xuyên suốt trong quá trình lao động của người lao động.
    Bảo hiểm xã hội ở nước ta là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Bản chất của bảo hiểm xã hội chính là sự tương trợ cộng đồng, đoàn kết đùm bọc chia sẻ rủi ro cho nhau, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội không ngừng được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với từng thời kỳ và từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
    Việc chi trả cho các chế độ trong bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bảo hiểm xã hội Việt Nam. Làm tốt công tác chi trả, sẽ ổn định được thu nhập và quyền lợi cho người lao động, thông qua đó đảm bảo được an sinh xã hội. Mà đặc biệt là đảm bảo được tính cấp thiết và kịp thời cho những vấn đề rủi ro ngoài ý muốn, tác động mạnh và trực tiếp lên thu nhập và đời sống của người lao động như là ốm đau trong quá trình lao động của họ. Tuy nhiên, trong thực tế việc chi trả cho đúng, cho đủ và cho kịp thời vẫn xuất hiện nhiều hạn chế và bất cập. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu - phân tích các vấn đề về chế độ ốm đau trong bảo hiểm xã hội Việt Nam và những bất cập trong thực tiễn khi thực hiện chế độ ốm đau là nhU cầu thiết yếu và cấp bách.
    Mục đích của bài luận hướng đến là hệ thống được cơ bản về các khái niệm và những vấn đề có liên quan trong chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội, bên cạnh đó phân tích và làm rõ các điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau cùng với những bất cập trong thực tiễn của các quy định về chế độ này.
    Phạm vi nghiên cứu bao gồm các vấn đề về chế độ ốm đau trong bảo hiểm xã hội và tập trung vào các điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.
    Bố Cục Bài Luận :
    Gồm 3 phần :
    - Chương I : Khái Niệm Và Các Vấn Đề Cơ Bản
    - Chương II : Chuyên Sâu Về Điều Kiện Hưởng Chế Độ Ốm Đau Của Bảo Hiểm Xã Hội.
    - Chương III : Bất Cập Trong Thực Tiễn.
    Bài viết này có tham khảo những tạp chí pháp luật, các nguồn thông tin từ nhiều nơi khác nhau của những luật sư, những nhà nghiên cứu luật học và những bài luận tốt nghiệp của các sinh viên đi trước. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, cũng như trình độ nhận thức nên trong quá trình viết luận còn nhiều thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

    Chương I
    Các Khái Niệm Và Các Vấn Đề Cơ Bản
    1/ Tổng quan:
    1.1 Khái niệm và ý nghĩa của chế độ ốm đau trong bảo hiểm xã hội :
    Ốm đau là một sự kiện pháp lý làm cho người lao động tạm thời mất khả năng lao động dẫn đến gián đoạn về thu nhập. Theo Luật Bảo hiểm xã hội thì trợ cấp ốm đau là trường hợp được trợ cấp khi mất khả năng lao động do ốm đau, nghỉ làm để chăm sóc con ốm đau khiến người lao động bị gián đoạn về thu nhập.
    Chế độ ốm đau là một chế độ rất quan trọng không chỉ đối với người lao động và gia đình họ mà còn đối với người sử dụng lao động, Nhà nước và Xã hội.
    Đối với người lao động, chế độ ốm đau trong Bảo hiểm xã hội là sự trợ giúp ngắn hạn, sự hỗ trợ người lao động và thành viên gia đình người lao động khi họ bị gián đoạn về thu nhập. Đây là sự bù đắp giúp người lao động có khả năng phục hồi sức khỏe, duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình. Đó còn là cơ sở pháp lý động viên người lao động điều trị hiệu quả và khuyến khích người lao động trong quá trình thực hiện công việc của mình.
    Đối với người sử dụng lao động và Nhà nước, chế độ ốm đau phản ánh trách nhiệm của Nhà nước và người sử dụng lao động quan tâm đến thân nhân, đời sống người lao động. Điều này hỗ trợ người lao động yên tâm trong hoạt động sản xuất, giúp người lao động ổn định thu nhập, ổn định cuộc sống. Đây cũng là yếu tố góp phần hài hòa mối quan hệ lao động, hạn chế các tranh chấp, bất đồng xảy ra, tạo sự ổn định cho nền kinh tế, xã hội của đất nước.
    1.2 Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau :
    Theo Điều 21, Luật Bảo hiểm xã hội thìĐối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội”.
    Cụ thể, khoản 1 Điều 2 quy định:
    “1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
    b) Cán bộ, công chức, viên chức;
    c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
    d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.”
    1.3 Điều kiện được hưởng :
    Điều 22, Luật BHXH quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
    “1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
    Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
    2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...