Báo Cáo Bài thu hoạch về nét văn hóa tây nguyên

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong thời đại ngày nay nền kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý. Văn hóa là một lĩnh vực đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều trên thế giới và trong đó văn hóa của Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Nền văn hóa xuất hiện trong mọi mặt của cuộc sống với mối quan hệ hai chiều, mọi lĩnh vực đều mang trong mình tính văn hóa và văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực và tác động đến mọi lĩnh vực.
    Chỉ xét riêng về khái niệm “Văn hóa là gì ?”, tuy rằng có những điểm chung nhưng mỗi khu vực, mỗi dân tộc, mỗi tổ chức lại có những định nghĩa khác nhau. Bài tiểu luận này mang tính chất so sánh về văn hóa các vùng trên đất nước Việt Nam, nhằm góp phần nhỏ bé trên con đường nghiên cứu về nền văn hóa dân tộc Việt Nam

    I. Tây Nguyên[SUP](*)[/SUP]
    Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào nam : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam. Thời Việt Nam Cộng hòa, nơi đây được gọi là Cao nguyên Trung phần. Hiện nay đôi khi được gọi là Cao nguyên Trung Bộ. Trước đó, thời Bảo Đại làm Quốc trưởng, vùng đất này còn được hưởng quy chế riêng là vùng Hoàng triều Cương thổ.
    1. Vị trí địa hìnhTây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tâygiáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia).
    (*). Tổng quát về Tây Nguyên - Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tây_Nguyên
    Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. Tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây rộng 54.639 km[SUP]2[/SUP].
    Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam).
    Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh), Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên (tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
    Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng,
    trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên còn được coi là mái nhà của miền trung.

    I. Tây Nguyên. 4
    1. Vị trí địa hình. 4
    2. Khí hậu. 6
    4. Dân cư 9
    II. Văn hóa- phong tục lễ hội 11
    1. Bản sắc văn hóa Tây Nguyên. 11
    2. Luật tục của dân tộc Tây Nguyên. 12
    3. Nền ẩm thực của dân tộc Tây Nguyên. 23
    Ẩm thực trong ngày lễ Tết ở Tây Nguyên. 23
    Phong tục uống rượu cần của người Tây Nguyên. 26
    Các món ăn đặc sản của Tây Nguyên. 34
    4. Phong tục kỳ thú ở Tây Nguyên. 37
    5. Nhà mồ Tây Nguyên. 45
    Kỹ thuật đẽo tượng nhà mồ. 46
    Tính nghệ thuật thể hiện trong tượng mồ. 47
    6. Điêu khắc gỗ dân gian BaNa. 50
    III. Các hoạt động của dân tộc Tây Nguyên. 54
    1. Hình ảnh trang phục nổi bậc của dân tộc Tây Nguyên. 54
    Trang phục nam 56
    Trang phục nữ 57
    2. Lễ cưới của các dân tộc Tây Nguyên. 58
    3. Lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên. 61
    4. Lễ cúng bến nước của người Tây Nguyên. 66
    5. Lễ hội bắt chồng ở Tây Nguyên. 67
    6. Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên. 69
    IV. Các danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Tây Nguyên. 71
    1. Gia Lai 71
    Biển Hồ. 71
    2. Tỉnh Đắk Lắk. 72
    Hồ lắk khó quên. 73
    3. Ðắk Nông. 76
    Thung lũng vàng, nơi của bình yên. 76
    4. Kon Tum 77
    Thác Yaly. 78
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...