Báo Cáo Bài thu hoạch điền dã: Lịch sử văn hóa chùa thầy

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    BÀI THU HOẠCH ĐIỀN DÃ: LỊCH SỬ VĂN HÓA CHÙA THẦY
    Lời giới thiệu


    Một chuyến đi với những hiểu biết mới, khám phá được nhiều nét thú vị của những ngôi đình, ngôi chùa của đất nước ta.
    Đoàn chúng tôi cùng tham quan với bốn địa điểm nổi tiếng của tỉnh Hà Tây như: “Đình Tây Đằng”, “Chùa Mía”, “Chùa Tây Phương” là ngôi nổi bật với những bức tượng của các vị Tổ. Đặc biệt khá đẹp và rất ấn tượng với “Chùa Thầy”.
    Sau chuyến đi thực tế chùa Thầy đã để lại cho tôi những ấn tượng và những suy nghĩ riêng, ấn tượng với kiến trúc độc đáo và rất thú vị với những bức tượng trong chùa.
    Chùa Thầy khá nổi bật với Hội chùa Thầy. Hội diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba âm lịch hàng năm.


    “ Rủ nhau lên núi Sài Sơn ​Ai làm đá ướt đường trơn hỡi mình? ​Hỏi non, non những làm thinh ​Phải rằng non đã vô tình với ai? ​Nước non ví chẳng chiều đời ​Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung? ​Yêu nhau ta dắt nhau cùng ​Non bao nhiêu đá nặng lòng bấy nhiêu.”​(Á Nam Trần Tuấn Khải)​

    Đây là một trong những bài thơ nổi tiếng thể hiện trai thanh gái lịch gần xa tìm đến hội chùa Thầy để thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ tình yêu trong một khung cảnh thiên nhiên rộng mở.

    I/ Tên di tích và lịch sử xây dựng:
    1 a. Tên di tích:
    Chùa Thầy còn được gọi là chùa Cả, tên chữ là: “ Thiên Phúc Tự”.
    Tên di tích “ chùa Thầy” đã có khá nhiều cách giải thích khác nhau. Có cách cho rằng: Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là “ chùa Thầy”. Nhưng cũng có cách khác giải thích rằng: “Chuyện kể rằng sau khi đắc đạo, thiền sư Từ Đạo Hạnh trở về giảng đạo, dạy học hái thuốc giúp dân, tổ chức những trò chơi như đá cầu, đánh vật, múa rối nước Do đó dân chúng rất cảm phục nên mới gọi nhà sư bằng một danh xưng vừa trìu mến vừa gần gũi là "thầy". Bởi vậy chùa ngài tu là chùa Thầy, núi ngài hóa cũng là núi Thầy, làng ngài sống là làng Thầy, thậm chí đến cả tổng đó cũng được gọi là tổng Thầy.”
    b. Địa điểm của di tích:
    Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Chùa cách Hà Nội khoảng 25 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc.
    Ngày nay, chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.


    2 a. Nội dung các tấm bia trong chùa:
    Chùa Thầy có 7 tấm bia đá, được chạm khắc vào các năm 1653, 1666, 1673, 1683, 1672 và 1717. Lâu đời nhất là tấm “Thiên phúc tự tạo lệ bi” niên đại Thịnh Đức thứ nhất (l653). Bia đặt trong nhà khách, hình khối chữ nhật dẹt, trán tròn. Bia có kích thước: cao 1,66m; rộng 0,9m; dày 0,2m. Trán bia khắc “lưỡng ong triệu nguyệt”, diềm chạm lân chầu. Hai mặt bia khắc hoa văn và minh văn, bài ký “Thiên phúc tự tạo lệ bi” ghi lại vị trí và lịch sử của chùa.


    Chính vẻ đẹp, hình tượng kỳ ảo của chùa Thầy đã khiến Chúa Định Vương Trịnh Căn (1682-1709) khi qua đây phải ghi lại trên bia Phật Tích Sơn Tự: "Nay thấy chùa Thiên Phúc ở núi Phật Tích như viên ngọc nổi lên giữa
     
Đang tải...