Báo Cáo Bài thu hoạch công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật ở xã quế trung

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    BÀI THU HOẠCHCÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở XÃ QUẾ TRUNG


    Con người là nhân tố trung tâm của mọi quan hệ xã hội, là thực thể quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy ngay từ khi xã hội loài người hình thành bắt đầu có sự phân chia giai cấp là một trong những vấn đề đầu tiên mà giai cấp thống trị xã hội đặt ra là sự quản lý con người, việc quản lý này bằng pháp luật và theo pháp luật.
    Tuyên truyền giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực hiện pháp luật, là cầu nối để truyền tải pháp luật vào đời sống xã hội và pháp luật muốn phát huy được hiệu quả phải thông qua con người hiểu pháp luật. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và giáo dục pháp luật nhất là trong cuộc sống đổi mới đất nước ta hiện nay.
    Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước ta, toàn Đảng toàn dân tiếp tục thực hiện hai chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) thì công tác này có vai trò quan trọng về nhiều mặt, Do đó việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phải ngang tầm với yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, phải tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ, rộng khắp, có trọng tâm có trọng điểm.
    Chính vì vậy tôi chọn: Công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật ở xã Quế Trung hiện nay, thực trạng và giải pháp, để làm bài thu hoạch. Đây là đề tài khoa học xã hội đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, cần thiết với công tác quản lý hành chính của Nhà nước trên địa bàn xã hiện nay.
    Mục đích nghiên cứu đề tài: Qua lý luận đã học, khái quát khoá lý luận, đồng thời qua khảo sát đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương. Từ đó rút ra những nguyên nhân và kinh nghiệm trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp trong thời gian đến nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trên địa bàn xã Quế Trung trong những năm tiếp theo.

    I THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẾ TRUNG HIỆN NAY:
    1/ Đặc điểm tình hình của xã Quế Trung:
    * Vị trí địa lý, dân số, tự nhiên - xã hội:

    - Vị trí địa lý: Quế Trung là một xã trung tâm của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam là một huyện mới được chia tách theo Nghị định số 42-NĐ/CP/2008 của Chính phủ) nằm ểntung tâm của huyện.
    + Phía Đông giáp xã Sơn Viên.
    + Phía Tây giáp xã Quế Ninh.
    + Phía Nam giáp xã Quế Lộc .
    + Phía Bắc giáp xã Đại Thạnh ( Đại Lộc)
    - Diện tích : 4.625 ha.
    + Dân số : 10.056 khẩu và 2.345 hộ
    Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 6765 người.Hiện nay xã Quế Trung được chia thành 10 thôn có 36 tổ đoàn kết.
    Ngành sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, chiếm hơn 85% dân số, còn lại là 15% buôn bán nhỏ lẽ.
    Địa bàn phân bổ rộng, giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ. Do vậy tình hình tương đối phức tạp về an ninh chính trị, TTATXH.
    - Về tôn giáo: Có 04 loại Tôn giáo: Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo, hằng năm có từ 02 đến 03 trường hợp Việt Kiều về thăm người thân, do đó công tác an ninh quốc phòng luôn được đặt vị trí quan trọng, đặc biệt việc triển khai sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và Nghị quyết 09/NQ-CP về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trên địa bàn xã, việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cán bộ, nhân dân đã góp phần quan trọng làm hạn chế các tội phạm và ngăn ngừng những hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian đến.
    Là một xã miền núi về trình độ dân trí không đều do đó UBND xã có chủ trương biện pháp nhằm phổ cập giáo dục TH,THCS và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã, thông qua các chủ trương, các văn bản luật và dưới luật để nhân dân có điều kiện tìm hiểu pháp luật và chấp hành pháp luật.
    Việc tuyên truyền phổ biến các văn bản luật được thực hiện ngay khi có sự chỉ đạo, các ban ngành, đoàn thể phối hợp phổ biến những văn bản qui phạm pháp luật mang tính cấp bách và thời sự phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, kính tế xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Việc phổ biến các văn bản pháp luật đối với cán bộ công chức thường được tiến hành trong một buổi tập trung tại hội trường UBND xã và phát văn bản pháp luật để cán bộ công nhân nghiêm cứu nắm vững.
    Việc tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật đối với nhân dân được tiến hành dưới những hình thức dể hiểu, triển khai phổ biến trong cuộc họp của các thôn, xây dựng các tấm panô có nội dung tuyên truyền pháp luật trên địa bàn xã. Ban Tư pháp phối hợp với các ngành đoàn thể của địa phương tổ chức tuyền truyền cổ động bằng nhiều hình thức như: Áp phích, khẩu hiệu nhằm phục vụ các ngày lễ lớn và trong đợt phát động ra quân thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước.
    Việc thông tin về chính sách pháp luật của Nhà nước được tiến hành thông qua đài truyền thanh xã đến với từng thôn, phát huy vai trò hệ thống truyền thanh của xã để kết hợp nội dung thông tin pháp luật, thông qua các cuộc thi đề ra câu hỏi, tình huống, những vỡ kịch mang tính pháp lý nhằm cho nhân dân nắm bắt được một cách dể dàng chính sách pháp luật của Nhà nước. UBND xã thông báo rộng rãi trong cán bộ và nhân dân tham gia đọc sách pháp luật. Qua hoạt động chứng thực tại xã nhân dân được giải thích, hướng dẫn về thủ tục pháp lý trong những trường hợp chứng nhận chuyển dịch, sở hữu tài sản, các hợp đồng dân sự, thông qua đó người dân hiểu biết thêm về trình tự thủ tục pháp lý và nắm được một số chính sách pháp luật của Nhà nước. Người dân thực sự cảm thấy yên tâm và tin tưởng, họ trực tiếp đi giải quyết công việc của mình không cần trung gian chứng thực như trước đây. Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý giúp cho mục tiêu tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Nhà nước được thúc đẩy triển khai. Trình độ nhận thức hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân từng bước được nâng cao.
    Trong năm, Ban Tư pháp xã đã tổ chức đoàn công tác trợ giúp pháp lý đến 3 thôn, người dân rất phấn khởi khi được giải đáp những thắc mắc về pháp luật. Đoàn trợ giúp pháp lý của xã phát triển nhiều phiếu yêu cầu, bì thư và hướng dẫn cho nhân dân có yêu cầu trợ giúp pháp lý ghi vào phiếu gửi đến trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh. Hoạt động này là một biện pháp “cứu đói” pháp luật cho nhân dân, nhất là người nghèo, họ đã có “chỗ dựa” tư vấn đáng tin cậy mỗi khi có vấn đề thắc mắc, bức xúc liên quan đến pháp luật. Có như vậy án dân sự, đơn khiếu kiện, tố cáo giảm hẳn, tình trạng không có giấy khai sinh để đi học, làm hộ khẩu, kết hôn, đứng tên quyền sử dụng đất . và hiện tượng có những công dân đứng ngoài sổ hộ khẩu, không còn người dân được bảo vệ, tránh những thiệt thòi, cái đói, “ vô hình” cũng bức xúc không kém đói ăn, đói mặc.
    Qua thực tế cho thấy việc thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa được tiến hành liên tục, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, các ban ngành, đoàn thể. Một số cán bộ công chức chưa có ý thức trong việc phải biết và nắm vững các văn bản pháp luật, các chính sách. Hệ thống truyền thông của xã đã nâng cấp, đội ngũ của đài truyền thanh thiếu và kiêm nhiệm.
    Như vậy tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là việc cần thiết, vừa để nâng cao ý thức pháp luật, vừa phòng ngừa vi phạm pháp luật, đồng thời cũng là biện pháp tích cực đấu tranh chống lại hành vi vi phạm pháp luật.
    Giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cần sử dụng nhiều hình thức, nội dung phong phú và biện pháp sinh động tuỳ theo đối tượng, nhằm xây dựng thói quen sống làm việc theo hiến pháp pháp luật.
    Trong hệ thống giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ, lao động . giáo dục pháp luật có ý nghĩa trực tiếp trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Giáo dục pháp luật tác động tương hỗ một cách sâu sắc với giáo dục chính trị, tư tưởng. Hiện nay đường lối chính trị của Đảng ta là chỗ dựa của công cuộc đổi mới mọi mặt, đã đi vào tất cả các mặt của hoạt động luật pháp, chỉ đạo nội dung pháp luật. Khi thực hiện giáo dục pháp luật sẽ tạo ra cho việc giáo dục chính trị hình thành ở đối tượng giáo dục những quan hệ giá trị xác định đối với chính trị. Thông qua giáo dục pháp luật tuyên truyền đường lối, quan điểm chính trị của Đảng ta Nhà nước để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN trong công cuộc đổi mới mọi mặt về chính trị, kinh tế, xã hội . về tôn trọng quyền của con người, bảo đảm quyền tự do lợi ích hợp pháp của công dân.
    Pháp luật là chỗ dựa và là cơ sở của việc hình thành đạo đức mới, các nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới được thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật . Do đó pháp luật bảo vệ và phát triển đạo đức, bảo vệ tính công bằng chủ nghĩa nhân đạo, tư do, lòng tin và lương tâm con người. Vì vậy giáo dục đạo đức tạo nên những tiền đề cần thiết để hình thành ở công dân những tôn trọng sâu sắc đối với pháp luật và ngược lại giáo dục pháp luật tạo ra khả năng thành lập trong đời sống thực tiễn thường ngày những nguyên tắc của đạo đức, củng cố các nghĩa vụ đạo đức, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bồi dưỡng thế hệ trẻ, sự tương thân tương ái, tính lương thiện, thật thà, đề cao những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Yêu nước, yêu đồng bào, yêu lao động và yêu những cái đẹp.
    Trong công tác xây dưng pháp luật. Nhà nước đã có nhiều hình thức, biện pháp để mở rộng hình thức dân chủ công khai, tạo điều kiện cho toàn thể nhân dân tham gia, đóng góp vào việc xây dựng xã hội để Quốc hội xem xét, thảo luận trước khi thông qua và ban hành. Việc làm đó vừa phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời bảo đảm thể hiện ý chí của Nhà nước trong quá trình xây dựng pháp luật , qua đó góp phần tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, ý thức pháp luật, đảm bảo cho nhân dân quyền thông tin, xây dựng chính quyền xã, thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Quy chế dân chủ ở cơ sở là mục tiêu đồng thời là động lực đảm bảo thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới, thể hiện bản chất chính trị của Đảng Cầm quyền với quan điểm lấy dân làm gốc. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là việc làm quan trọng và rất cần thiết. Mở rộng dân chủ công khai để nhân dân tham gia xây dựng pháp luật, tham gia quản lý Nhà nước và tuyên truyền phổ biến pháp luật nhằm tăng cường pháp chế XHCN.
    Pháp chế XHCN nhằm đảm bảo kỷ cương, duy trì trật tự xã hội. Vì vậy việc đấu tranh chống vi phạm pháp luật của các cơ quan tổ chức cũng như mọi công dân là vấn đề có tính nguyên tắc. Để đấu tranh và phòng ngừng những vi phạm pháp luật và tội phạm có hiệu quả, phải giải quyết kịp thời những vụ việc vi phạm pháp luật không lớn cho đến những vụ việc lớn gây nguy hiểm cho xã hội. Thời gian gần đây ở một số nơi tình trạng tham nhũng vẫn không được xử lý thích đáng, nhiều hành vi vi phạm pháp luật được bao che hoặc nếu xử lý thì chỉ làm qua loa, không đúng mức. Đây là một trong những nguyên nhân gân nên tâm lý coi thường pháp luật, giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
    Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là điều kiện kiên quyết bảo vệ xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Đảng luôn chăm lo, quan tâm đến lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội phát huy vai trò lãnh đạo trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.
    2/ Kết quả hoạt động của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật
    a/Chủ trương của Đảng bộ địa phương

    Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp tục chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tăng cường mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc. Thực hiện tốt mục tiêu trên là việc hết sức khó khăn, đặc biệt đối với nước ta, một nước có nền sản xuất nhỏ là phổ biến, lại trải qua nhiều năm chiến tranh, đã và đang đương đầu với những thách thức và thời cơ mới của thời đại. Mức độ thành công của sự nghiệp đổi mới suy cho cùng đều phụ thuộc vào nhân tố con người, khi cuốn hút được mọi tầng lớp nhân dân tham gia một cách tự giác và sáng tạo và hoạt động thực tiễn.
    Xuất phát từ đặc điểm và tính chất của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật: là một hoạt động rộng lớn, có tổ chức, có định hướng, mang tính chất lâu dài và phức tạp đối với tất cả mọi người dân. Do đó cần tập trung những vấn đề sau:
    - Một là: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Phát huy hơn nữa sức mạnh của cả hệ thống chính trị tạo ra sự liên kết trách nhiệm trên cơ sở xây dựng kế hoạch và cơ chế phối hợp hoạt động. Trong đó phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng uỷ, UBND xã, vai trò tham mưu của Ban Tư pháp thông qua việc củng cố kiện toàn hội đồng phối hợp công tác giáo dục pháp luật của xã. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát. Thi đua khen thưởng, xây dựng lực lượng báo cáo viên và phát huy các nguồn kinh phí.
    - Hai là: Không ngừng đổi mới nội dung, hình thức và phương thức tuyên tuyền, giáo dục pháp luật, gắn công tác này với tổ chức thực hiện pháp luật. Tiến hành nghiên cứu, khảo sát, điều tra xã hội học, nắm bắt tình hình, phát hiện nhu cầu của quần chúng ở địa phương.
    - Ba là: Phát huy tính năng động, sáng tạo của các chủ thể. Xây dựng lực lượng nòng cốt, nhất là đội ngũ trực tiếp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Kịp thời tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, xây dựng các chuyên đề sát kịp thời.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...