Tài liệu BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THỰC TẾ CHUYÊN MÔN TÂY NGUYÊN- MIỀN TRUNG (20 trang)

Thảo luận trong 'Cao Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khoa Lịch sử, Đại Học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THỰC TẾ CHUYÊN MÔN TÂY NGUYÊN- MIỀN TRUNG (20 trang, File Word)

    Lời mở đầu


    Ngoài các học phần được học trên lớp thì vào năm thứ 3 trên giảng đường đại học, em được học một học phần mà qua học phần này nó để lại cho em nhiều ấn tượng và kỉ niệm mà có lẽ em không thể nào quên được trong 4 năm học đại học. Đó là học phần thực tế chuyên môn, thông qua học phần này em hiểu biết thêm nhiều vấn đề hơn và bổ sung thêm nhiều tri thức mà trước đây em bị rỗng. Nhất là em biết được nhiều phong tục của những người đồng bào. Cũng qua chuyến đi thực tế này em tích lũy thêm nhiều kiến thức hơn để sau này mạnh dạn hơn khi trình bày trước học trò của mình.
    Trong đợt thực tế chuyên môn Tây Nguyên- Miền Trung này trường tập trung vào 2 tỉnh tiêu biểu là Đắk Lắk và Nha Trang. Khi đến Đắk Lắk đoàn tham quan chủ yếu các địa điểm sau: nhà mồ của các đồng bào ở Tây Nguyên, ngôi nhà sàn cổ, Buôn Đôn, mộ vua voi, bào tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, bảo tàng cách mạng ở Buôn Mê Thuột, nhà đày Buôn Mê Thuột, biệt điện Bảo Đại, hồ Lắk, buôn Jun tham quan nhà dài của đồng bào và giao lưu với đồng bào thưởng thức các đặc sản của Tây Nguyên như: nghe cồng chiêng, các điệu múa, ăn thịt heo nướng và đặc biệt là uống rượu cần. Đến Nha Trang đoàn tham quan tháp bà Ponaga và tắm biển Nha Trang.

    Sau khi rời thành phố đoàn đi liền mấy tiếng đồng hồ mới tới thành phố Buôn Mê Thuột-Đắk Lắk. Đắk Lắk là tỉnh có dân số trên 1,7 triệu người (2010) với 41 dân tộc anh em cùng sinh sống. Là tỉnh có tiềm năng lớn, phong phú, đa dạng về hoạt động và phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, di tích lịch sử. Là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp với nghành trồng trọt và chăn nuôi có nguồn sản phẩm khá lớn về số lượng, phong phú về chủng loại. Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn có thế mạnh về lĩnh vực du lịch nhờ thiên nhiên ưu đãi với nhiều thác cao và hùng vĩ, nhiều hồ lớn Đắk Lắk tự hào là một trong những chiếc nôi sản sinh ra không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
    Điểm đầu tiên mà đoàn ghé tham quan trên đường đi tới Bản Đôn là khu nhà mồ của các dân tộc ở Đắk Lắk

    Nhà mồ
    Khi bước vào khu nhà mồ thì hình ảnh của các nhà mồ không giống như những nhà mồ của người Việt. Những nhà mồ nó như những cái chòi. Theo sự trình bày của người hướng dẫn thì em được biết, các dân tộc Êđê, M’nông, J’rai không có phong tục thờ cúng tổ tiên. Khi người thân qua đời, họ làm một cái chòi trên mộ để che mưa nắng thể hiện sự thương tiếc người đã mất. Phía đầu mộ có một ống nứa để hàng ngày người thân ra bỏ cơm vào ống cho “ma” ăn. Sau 3 năm người ta dựng nhà mồ và làm lễ bỏ mã. Lễ bỏ mã được coi là một lễ lớn của dân bản. Tục bỏ nhà mồ theo quan niệm sau sự kiện này thì người sống hết trách nhiệm trông nom, thờ cúng cho người quá cố và được giải thoát mọi giàng buộc, nếu còn trẻ có thể lấy vợ (hoặc chồng) khác, còn người quá cố sẽ được đầu thai sang kiếp khác Nhà mồ ở Đắk Lắk quy định làm theo hướng Đông- Tây. Biểu tượng nhà mồ là hai mảnh trăng lưỡi liềm ở hai đầu mái, thành ván được trang trí hoa văn, bốn góc rào dựng cột Gưng Kut, cột Klao xanh đỏ tạc tượng chim Grứ, ngà voi để trang trí. Hai đầu mộ được nối dây da trâu là đường lên trời cùa linh hồn người chết.

    Và nhiều nội dung hay khác .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...