Báo Cáo Bài thu hoạch cho chuyến tham quan di tích lịch sử tượng đài anh hùng võ thị sáu tại thị trấn đất

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy phụ nữ giữ một vai trọng yếu và hiển nhiên trong lịch sử dân tộc. Họ là những người chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất, họ là những người lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, họ là những người gìn giữ giống nòi và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, họ là những người sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.

    Mùa hoa lê-ki-ma nở

    Ở quê ta miền Đất Đỏ

    Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho mùa hoa lê - ki - ma nở

    Đời sau vẫn còn nhắc nhở

    Sông núi, đất nước ơn người anh hùng đã chết cho đời sau

    Người thiếu nữ ấy như mùa xuân

    Chị đã dâng trọn cuộc đời, đã chiến đấu với bao niềm tin

    Dù chết vẫn không lùi bước

    Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu (1935 – 1952), quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ , tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, khi mới 15 tuổi chị bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một Cai Tổng Tòng quan ba và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do thực dân Pháp tổ chức tại Đất Đỏ, gây thương tích cho nhiều lính Pháp. Tuy nhiên, các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Chị bị xử bắn năm 1952 tại Côn Đảo khi chưa đủ 18 tuổi. Mộ của chị Võ Thị Sáu hiện ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...