Tiểu Luận Bài thu hoạch bảo tàng Hồ Chí Minh: Vụ án Tống văn sơ 9đ

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài thu hoạch bảo tàng Hồ Chí Minh: Vụ án Tống văn sơ

    Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố của sự tráng lệ, thành phố của sự vận động phát triển nhanh chóng cùng với Thế giới- Thành phố mang tên một người con của Đất nước Việt Nam. Người con của Việt Nam- HỒ CHÍ MINH, là kết tinh tinh hoa dân tộc, những câu chuyện, những sự kiện xung quanh sự nghiệp hoạt động cứu nước của Người, những khó khăn vất vả mà Người đã phải trải qua sẽ còn mãi với thời gian, với mỗi người dân Việt Nam. Người đã dành cả cuộc đời mình để cứu nước cứu đồng bào của mình, dẫn dắt đất nước, tứ chỗ dành lại được độc lập tự do tới giúp đất nước “thoát ra”, “gượng dậy” và phát triển sau bao khó khăn gian khổ bom đạn chiến tranh Ơ trong lòng thành phố ấy có một nơi ngày ngày giúp cho người dân Việt Nam cũng như ban bè thế giới hiểu biết rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp, về tấm gương lớn của dân tộc Việt Nam- HỒ CHÍ MINH. Đó là “Bảo tàng Hồ Chí Minh” nằm tại Bến Nhà Rồng- cũng chính là nơi Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Bảo tàng chứa đựng toàn bộ những tư liệu về Người, từng giai đoạn thời kỳ, sự kiện, biến cố, những bức ảnh,vv về cả cuộc đời Hồ Chí Minh. Trong đó bên cạnh những tư tưởng đạo đức, những đức tính tốt đep, mà bao đời nay chúng ta đã sống, học tập và làm theo thì tôi đã thật sự ấn tượng với : “Vụ án Tống Văn Sơ” (Vụ án Hương Cảng hay Nguyễn Aí Quốc ở HồngKông)- 1 vụ án nổi tiếng trong lịch sử ngành Tòa án HồngKông thế kỷ 20 cũng là sự kiện quan trọng đánh dấu giai đoạn hoạt động Cách mạng bí mật đầy sóng gió của Nguyễn Aí Quốc (Hồ Chí Minh) trong chuyến đi thăm Bảo tàng này. Qua vụ án tôi đã thấy hiện lên rõ nét phẩm chất đao đức tốt đẹp Hồ Chí Minh cáng trong hoàn cảnh khó khăn thì phẩm chất của con người càng bộc lộ và quả đúng là như vậy. Đặc biệt đay cũng là một vụ án mà các luật sư bào chữa đã hết sức tài tình, nắm chắc và vận dụng linh hoạt luật pháp để có thể giải thoát Tống Văn Sơ, quả là với ngành học của tôi (Ngành luật) thì đây là một bài học quý giá!
    Vậy, vì sao Tống Văn Sơ lại bị bắt giam?Các thế lực đế quốc nào đã câu kết chặt chẽ với nhau, mưu toan thủ tiêu Nguyễn Aí Quốc vì hoạt động Cách Mạng của Người?Người đã thoát ra khỏi tình thế nguy hiểm này ra sao? .Hàng loạt câu hỏi đã đặt ra trong đầu khi một lần nữa tôi “gặp lại” sự kiện này, bởi trước đó trong qúa trình học tập của mình tôi đã biết tới vụ án nhưng chưa hề biết một cách cụ thể về nó. Hãy cùng lật mở từng trang của vụ án nổi tiếng trong lịch sử này, cùng nhìn lại quá khứ hồi tưởng và cảm nhận về một trong các bước đi khó khăn của Hồ Chí Minh trong bước đường hoạt động Cách mạng của Người!!!

    Nguyễn Aí Quốc- mục tiêu

    Mùa xuân năm 1930, sau khi triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Aí Quốc lúc này lấy tên là Tống Văn Sơ tiếp tục ở lại HồngKông hoạt động Cách Mạng ở tại ngôi nhà số 186 phố Tam Kung, Cửu Long, Hương Cảng và nơi đó thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Aí Quốc và các đồng chí khác.
    Từ “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” văn bản do Nguyễn Aí Quốc ký tên gửi Hội nghị Hòa bình tại Vecxay (Versailles) Pháp đến việc tham gia sáng lập Đảng Công sản Pháp, hoạt động của Người ở Pháp, Nga, Trung Quốc, Nguyễn Aí Quốc đã trở thành một nhân vật quan trọng trong kế hoạch lùng bắt của thực dân Pháp. Những cuộc biểu tình chống thực dân pháp và triều đình phong kiến liên tiếp nổ ra mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh càng làm cho chính quyền Pháp đẩy mạnh chính sách đàn áp dã man và truy lùng các chiến sĩ Cách mạng. Lúc này Nguyễn Aí Quốc đang hoạt động giữa vòng vây của kẻ thù, là trung tâm của các cuộc điều tra, là mục tiêu của bọn mật thám, và là nội dung chính trong các điện mật báo của đối phương: “Nguyễn Aí Quốc là bí danh có nghĩa là Nguyễn “Người yêu nước”. Rất cần biết người nào trong nhóm của Phan Châu Trinh mang bí danh này”[1]. Nguyễn Aí Quốc trong thời gian này luôn phải đối mặt với nguy hiểm cận kề, thêm vào đó theo đó là Phán quyết số 115 ngày 10/10/1929 kết án tử hình vắng mặt của tỉnh Vinh (Nghệ An), cùng lệnh truy nã gắt gao của thực dân Pháp (Bảng tin Cảnh Sát Hình Sự Bắc Kì số 1 ngày 16/3/1931: “Số 39 Nguyễn Aí Quốc, Nguyễn Tất Thành hoặc Nguyễn Sinh Con hoặc Nguyễn Bé Con, tức Lý Thụy sinh năm 1892 tại Kim Liên (Nghệ An) con của Nguyễn Sinh Huy tức Nguyễn Sinh Sắc đã mất. Đặc điểm: Cao 1m62, người gầy, môi dầy, môi trên nhô ra, trán cao, mũi rộng, miệng rộng cằm thấp. Tin tình báo: Đã ở lâu năm tại Mỹ, Anh, Pháp và Nga, hiện nay có lẽ đang sống ở Viễn Đông có thể là Đông Dương”)[2]. Qủa là hoạt động Cách Mạng vô cùng khó khăn vất vả và nguy hiểm hơn cả.
    Trong tình thế sự an toàn của mình, của các đồng chí Cách Mạng nói chung như vậy, Nguyễn Aí Quốc đã sáng suốt lựa chon phương án hoạt động tối ưu nhất, an toàn nhất từ địa điểm liên lạc tới cách thức liên lạc như thế nào? “Ngôi nhà thuê làm địa điểm hoạt động phải ở góc phố để quan sát các mặt cho tiện. Được ngôi nhà ở góc phố rồi, phải cố thuê cho được phòng ở tầng gác thứ nhất trông ra mặt phố, vì ở vị trí đó mới có thể nhìn xa ra các mặt phố được và khi có việc biến thì chỉ xuống cầu thang là đến tầng dưới cùng rồi dùng cổng hậu mà thoát.Nếu ở tầng gác quá cao, khi có việc biến xảy ra thì chạy không kịp. Được những điều kiện như thế rồi đồng chí Tống mới thuê. Khi dọn đến ở, đồng chí bảo căng một dây ở mặt trước phòng trông ra phố, trên đó phơi một cái khăn mặt làm ám hiệu.Nếu thấy khăn phơi ở thế ngay ngắn, tức là trong Trụ sở không có chuyện gì; nếu khăn phơi ở thế không ngay ngắn, tức là có chuyện nguy hiểm, các đồng chí đến công tác không nên vào.Và mỗi khi một đồng chí của ta muốn vào Trụ sở, người ấy phải giả làm khách qua đường đi ở hè phố bên kia, khi qua Trụ sở thì liếc mắt nhìn sang xem ám hiệu có ở thế ngay ngắn mới được vào.”[3]. Điều này cho thấy rất rõ ràng mưu lược và tài trí cùng tính cẩn trọng cần thiết của Hồ Chí Minh, Người đã chú ý tới từng chi tiết nhỏ nhất.
    Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mặc dù chưa nhận diện được Nguyễn Aí Quốc nhưng chính quyềnThực dân Pháp đã “đánh hơi” được sự “nguy hiểm” của Người ra sức điều tra lùng bắt ráo riết cho thấy sự lo ngại của Thực dân Pháp về sự tồn tại của chúng trước hoạt động của những chiến sĩ Cách mạng tài trí dũng cảm, lí tưởng vững chắc, quyết tâm cao độ giành lại được độc lập cho nhân dân đất nước mình cùng phong trào đấu tranh của nhân dân lao động ngày càng bùng nổ mạnh mẽ. Nằm tại trung tâm của sự nguy hiểm mặc dù đã có những biện pháp đề phòng, giữ bí mật, và đề cao cảnh giác cao độ trong việc hoạt động Cách mạng như trên nhưng việc không mong muốn nhất đã xaỷ ra: Tống Văn Sơ đã bị cảnh sát Anh tại HồngKông bắt giữ một cách rất bất ngờ tại chính địa chỉ liên lạc Cách mạng của Người. Thật là một dấu hỏi lớn!Không hiểu sao bọn cảnh sát Anh ở HồngKông lại biết địa chỉ đó?Do theo dõi mà chúng phát hiện hay do trên đường hoạt động chúng ta bị lộ, nguy hiểm hơn hay do trong hàng ngũ của chúng ta có nội gián???

    [HR][/HR][1] Điện mật mã- Hà Nội ngày 20/10/1919 của mật thám Pháp Mongghio điều tra về người bí danh NAQ- Tì liệu tiếng Pháp lưu trữ tại Cục Văn phòng trung ương- Trích theo “Vụ án Nguyễn Aí Quốc ở HồngKông (1930-1931)”- NXB Chính trị Quốc gia

    [2] “Vụ án Nguyễn Aí Quốc ở HồngKông (1930-1931)”- NXB Chính trị Quốc gia

    [3] Theo loạt bài về Vụ àn Hương Cảng của tác giả Lê Tư Lành- Biên tập và giới thiệu:Mạnh Việt- Việt Báo.vn(Theo Tiền Phong): “Những tình tiết lần đầu tiên công bố về vụ án Hương Cảng”phần I-ngày 19/5/2005
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...