Luận Văn Bài thảo luận về công tác kiểm toán

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài thảo luận về công tác kiểm toán
    A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN
    Cùng với tổ chức bộ máy kiểm toán thì tổ chức công tác kiểm toán cũng là một trong những vấn đề cơ bản trong khái niệm tổ chức kiểm toán . Bởi lẽ ta có thể thấy rằng một cuộc kiểm toán (bao gồm : đối tượng kiểm toán , chủ thể kiểm toán , khách thể kiểm toán , phương pháp áp dụng và cơ sở pháp lý , thời hạn kiểm toán ) muốn thành công thì phải có sự thống nhất giữa khách thể kiểm toán và chủ thể kiểm toán về đối tượng kiểm toán trong đó chủ thể kiểm toán phải xác định rõ mục tiêu , phạm vi kiểm toán và kết hợp khéo léo các phương pháp kỹ thuật kiểm toán theo một trình tự kiểm toán trong khuôn khổ cơ sở pháp lý nhất định để thực hiện cuộc kiểm toán thõa mãn nhu cầu của khách thể kiểm toán và các bên quan tâm . Từ đó ta có thể kết luận rằng tổ chức công tác kiểm toán là một vấn đề cơ bản đầu tiên trong tổ chức kiểm toán .
    1. Cơ sở lý luận của tổ chức công tác kiểm toán :
    Đi từ khái niệm chung về tổ chức ta đi đến khái niệm tổ chức công tác kiểm toán . Mà theo lý luận chung về tổ chức chỉ ra rằng : Tổ chức là mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống ở đó mức độ của mối liên hệ này được thể hiện ở biên độ từ 0 đến 1 . Cụ thể với biên độ 0 thì ở đó giữa các yếu tố không có mối liên hệ .và với biên độ 1 giữa các yếu tố có mối liện hệ chặt chẽ khoa học .
    Vì sao lại đi từ khái niệm chung về tổ chức ? : Bởi vì kiểm toán là một hệ thống có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động trong đó các yếu tố của xác minh và bày tỏ ý kiến là kiểm toán cân đối , đối chiếu lô gíc , đối chiếu trực tiếp , kiểm kê Các ở đó các yếu tố này được kết hợp theo một trình tự khoa học phù hợp với một đối tượng cụ thể ở một khách thể xác định .
    2. Tổ chức công tác kiểm toán vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật :
    v Tính khoa học : quy trình kỹ thuật được thực hiện một cách tuần tự và lô gíc
    v Tính nghệ thuật : tính linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện kiểm toán tức là các cách kết hợp các yếu tố khác nhau và mang lại hiệu quả khác nhau .
    3. Mục tiêu và trình tự của tổ chức công tác kiểm toán
    a) Mục tiêu của tổ chức công tác kiểm toán là tạo ra mối liên hệ khoa học và nghệ thuật giữa các phương pháp kỹ thuật dùng để xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán
    b) Trình tự của tổ chức công tác kiểm toán :
    v Nếu đối tượng kiểm toán là các nghiệp vụ cụ thể ( đối tượng cụ thể của kiểm toán ) thì kiểm toán phải đi từ cụ thể đến tổng quát nên phương thức kết hợp giữa các phương pháp kỹ thuật thường bắt đầu từ đối chiếu , điều tra đến kiểm toán cân đối tổng hợp . Nếu các nghiệp vụ này đã được phản ánh trong chứng từ và tài liệu kế toán thì trình tự kiểm toán thường phù hợp với trình tự kế toán :

    Các bước cơ bản Chứng từ kế toán Số kế toán Bảng biểu Báo cáo
    Trình tự kế toán

    (Vì một nghiệp vụ kinh tế tài chính khi phát sinh thì chứng từ sẽ là là minh chứng cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh , sẽ sao chụp nghiệp vụ kinh tế , phản ánh và là cơ sở để ghi sổ kế toán . Sau đó dựa trên quan hệ đối ứng để ghi chép các nghiệp vụ vào tài khoản kế toán và đây là cơ sở để xây dựng sổ kế toán và sau đó cuối kỳ lập báo cáo dựa trên thông tin được hệ thống hóa trên sổ kế toán . )
    Ví dụ : kiểm toán nghiệp vụ thu chi tiền mặt : .
    v Nếu đối tượng kiểm toán là các bảng khai tài chính (BKTC) thì kiểm toán thường bắt đầu từ kiểm toán cân đối đến , tổng quát, qua đối chiếu các khoản mục đến điều tra hoặc kiểm kê hoặc thử nghiệm . Nhưng nếu giới hạn chỉ ở kiểm toán chứng từ thì trình tự của kiểm toán thường là ngược với trình tự kế toán .

    Các bước cơ bản Chứng từ kế toán
    Số chi tiết và sổ phụ
    Sổ cái Bảng tổng hợp kế toán
    Trình tự kế toán

    Ví dụ kiểm toán bảng cân đối kế toán ( BCĐKT) .
    Tuy nhiên không phải lúc nào trình tự kiểm toán cũng tuân thủ như trên mà còn tuỳ thuộc vào phạm vi , quan hệ chủ thể và khách thể kiểm toán mà trình tự kiểm toán cũng thay đổi với mục tiêu đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán .
    Đối với kiểm toán nghiệp vụ do đặc điểm ,vị trí của từng loại nghiệp vụ khác nhau mà phạm vi kiểm toán khác nhau dẫn đến trình tự kiểm toán cũng khác nhau
    Ví dụ : Với các nghiệp vụ về tiền mặt, do tính gọn nhẹ dễ di chuyển , dễ bảo quản của đồng tiền với cương vị là đơn vị thanh toán, do tính dễ biến động thường xuyên và mật độ lớn của nó và do vận động của tiền tệ là bộ mặt của hoạt động ở đơn vị kiểm toán nên tông thường phảI tiến hành kiểm toán toàn diện. Khi đó , trình tự kiểm toán chứng từ thường phù hợp với trình tự kiểm toán đối tượng này. Trong khi đó hàng tồn kho , tài sản cố định chẳng hạn thường bao gồm nhiều loại cụ thể, mỗi loại có số lượng lớn được bảo quản ở nhiều kho, bãi khác nhau. Với các đối tượng này, kiểm toán – thông thường lại đi từ điều tra sơ bộ , chọn mẫu kiểm toán, kiểm kê và đối chiếu số kế toán
    Tương tự như vậy quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán cũng ảnh hưởng đến trình tự kiểm toán. Cụ thể là : Đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính là các bảng khai tài chính song khách thể của kiểm toán tài chính lại rất đa dạng có thể là tỉnh huyện, bộ, xã là các cấp ngân sách nhà nước mà cũng có thể là các doanh nghiệp có ngân sách nhà nước hoặc các khách thể tự nguyện khác dẫn đến trình tự kiểm toán phải hết sức linh hoạt.
    Tóm lại : Trình tự của bản thân công tác kiểm toán là khác nhau nhưng quy trình chung của tổ chức kiểm toán bao gồm ba bước cơ bản sau đây :
    v Bước1 : chuẩn bị công tác kiểm toán : bao gồm tất cả các công việc khác nhau để tạo ra cơ sở pháp lý , kế hoạch kiểm toán cụ thể và điều kiện vật chất cho công tác kiểm toán
    v Bước 2 : Thực hành kiểm toán : các việc thực hiện chức năng xác minh của kiểm toán để khẳng định thực chất của đối tượng kiểm toán và khách thể kiểm toán
    v Bước3 : Kết thúc kiểm toán : bao gồm các công việc đưa ra kết luận kiểm toán , lập báo cáo kiểm toán và giải quyết các công việc phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán .

    B. CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
    Chuẩn bị kiểm toán là công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán nhằm táo ra tất cả các tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hành kiểm toán .Đây là công việc có ý nghĩa quyết định chất lượng của công tác kiểm toán. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam hiện nay khi nghành kiểm toán là một nghành còn rất non trẻ và còn nhiều hạn chế trong cả nếp nghĩ , thói quen trong kiểm toán trong khi đó các văn bản pháp lý còn thiếu đồng bộ thì công tác chuẩn bị kiểm toán càng phải được coi trọng .
     
Đang tải...