Tài liệu bài thảo luận môn tư tưởng hồ chí minhĐề tài:Bằng lí luận và thực tiễn,phân tích và chứng minh luận

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    minh gui cai nay cho nhung ban nao can thi lay ve nhe thank nhieu


    BÀI THẢO LUẬN MÔN:TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


    Đề tài:Bằng lí luận và thực tiễn,phân tích và chứng minh luận điểm:”Cách mạng
    giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ đọng và sáng tạo,và có khả năng giành

    thắng lợi tước cách mạng vô sản ở chính quốc”là một sáng tạo của Hồ Chí Minh.

    I.CƠ SỞ LÍ THUYẾT:

    Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
    những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong hệ thống quan điểm đó có
    nhiều luận điểm hết sức sáng tạo, thể hiện sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
    nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. Những luận điểm sáng tạo của
    Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng, bao quát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, đã được
    thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh tính đúng đắn và giá trị to lớn.

    Phân tích những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng
    dân tộc

    1.Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách
    mạng vô sản

    Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Viêt
    Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chứng tỏ những con đường giải phóng
    dân tộc dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến hoặc tư sản là không đáp ứng
    được yêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt
    ra.Tất cả những phong trào cứu nước của ông cha mặc dù đã diễn ra vô
    cùng anh dũng,với tinh thần”người trước ngã,người sau đứng dậy”,nhưng
    rốt cuộc đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu.Đất nước lâm vào “tình
    hình đen tối tưởng như không có đường ra”.Hồ Chí Minh rất khâm phục
    tinh thần cứu nước của cha ông, nhưng Người không tán thành những con
    đường cứu nước ấy, mà quyết tâm đi theo con đường cứu nước mới.Con
    đường cách mạng đó bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
    + Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước “đi tới xã hội
    cộng sản”.
    + Lực lượng lãnh đạo là giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là Đảng
    Cộng sản.
    + Lực lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh giữa giai
    cấp công nhân và nông dân và lao động trí óc.
    + Sự nghiệp cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế

    giới, cho nên phải đoàn kết quốc tế.

    2. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản
    lãnh đạo

    Các nhà yêu nước Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng và vai trò của
    tổ chức cách mạng. Phan Châu Trinh nói: ngày nay, muốn độc lập, tự do, phải
    có đoàn thể. Rất tiếc ông chưa kịp thực hiện ý tưởng của mình thì bị bắt và giam
    lỏng tại Huế.

    Dù đã thành lập hay chưa thì các tổ chức cách mạng kiểu cũ không thể
    đưa cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thành công, vì nó thiếu một đường lối
    chính tri đúng đắn và một phương pháp cách mạng khoa học, không có cơ sở
    rộng rãi trong quần chúng.

    Người khẳng định: Muốn giải phóng dân tộc thành công “ trước hết phải
    có đường cách mệnh”.

    Trong tác phẩm Đường cách mệnh,Người khẳng định:”Trước hết phải có
    đảng cách mệnh,để trong thì vận động và tổ chức dân chúng,ngoài thì liên lạc với
    dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi.Đảng có vững cách mệnh mới thành
    công như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.

    Thực tế chứng minh:

    Từ khi ra đời đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng
    Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Đầu năm 1930,Người sáng lập
    Đảng Cộng Sản Việt Nam-một chính đảng của giai cấp công nhân và dân tộc
    Việt Nam,lấy chủ nghĩa Mác-Lênin”làm cốt,có tổ chức chặt chẽ”.Hồ Chí Minh
    đã xây dựng một Đảng tiên phong,phù hợp với thực tiễn Việt Nam,gắn bó với
    nhân dân,với dân tộc,một lòn một dạ phục vụ phụng sự Tổ quốc,phụng sự nhân
    dân.Được nhân dân,được dân tộc thừa nhận là đội tiên phong của mình.

    Ngay từ khi mới ra đời,Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập đã quy tụ được
    lực lượng và sức mạnh của toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt
    Nam.Đó là một ưu điểm của Đảng.Nhờ đó,ngay từ khi mới ra đời,Đảng đã nắm
    ngịn cờ lãnh đạo duy nhất với cách mạng Việt Nam và trở thành nhân tố hàng

    đầu bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng.

    3. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc

    Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc “ là việc chung của
    toàn dân chứ không phải là việc của một hai người”. Người phân tích: “ dân tộc
    cách mệnh chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, công, nông, thương đều nhất trí chống
    lại cường quyền.Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của nhân dân trong khởi
    nghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần
    chúng là then chốt bảo đảm thắng lợi .Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của
    Đảng, Người xác địng lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc: Đảng phải
    tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân, dân cáy, tiểu thương đi vào
    phe giai cấp vô sản; với bộ phận phú nông, địa chủ, tư bản Việt Nam mà chưa rõ
    mặt phản cách mạng thì cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản
    cách mạng thì phải đánh đổ.
    Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ
    Chí Minh lấy dân làm nguồn gốc sức mạnh.Người đặt niềm tin ở truyền
    thống yêu nứoc nồng nàn của nhân dân Việt Nam. Người khẳng định: “Địch
    chiếm trời, địch chiếm đất nhưng làm sao chiếm lòng yêu nướic nồng nàn
    của nhân dân ta”.
    Xuất phát từ tưong quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều,
    Hồ Chí Minh chủ trương phát động chiến tranh nhân dân. Khang chiến toàn dân
    gắn với kháng chiến toàn diện.Lức lượng toàn dân là điều kiện để đấu tranh toàn
    diện với kẻ thù đế quốc, giải phóng dân tộc
    Trong chiến tranh, “ quân sự là việc chủ chốt”, nhưng phải kết hợp chặt
    chẽ với đấu tranh chính trị. Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa
    chiến lược,có tác dụng thêm bạn bớt thù, phân hoá và cô lập kể thù, tranh thủ sự
    ủng hộ của bạn bè quốc tế.
    Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm phát
    triển kinh tế của ta, phá hoại kinh tế của địch. Chiến tranh về mặtvăn hoá hay tư
    tưỏng so với những mặt khác cũng không kém quan trọng”.
    Mục đích cách mạng và chiến tranh chính nghĩa – vì độc lập tự do,làm
    cho khả năng tiến hành chiến tranh mhân dân trở thành hiện thực, làm cho nhân
    dân tự giác tham gia kháng chiến. Tư tưỏng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí

    Minh là ngọn cờ cổ vũ, dẫn dắt cả dân tộc ta đứng lên kháng chiến và kháng
    chiến thắng lợi, đáng thắng hai đế quốc hùng mạnh làm nên tháng lợi vĩ đại có
    tính thời đại sâu sắc.

    4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có
    khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

    Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và
    cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết,qua lại với nhau
    trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối
    quan hệ bình đẳng.
    Nhân dân các dân tộc thuộc đại có khả năng cách mạng to lớn.Theo Hồ Chí
    Minh, khối liên minh các dân tộc thuộc địa là một trong những cái cánh của cách
    mạng vô sản.
    Đây là một luận điểm mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh. Trong phong
    trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của
    cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản
    chính quốc. Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của
    chủ nghĩa đế quốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và
    tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng thuộc
    địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể
    giành thắng lợi trước. Đây là một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận
    Mác - Lênin, đã được thắng lợi của cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn
    toàn đúng đắn.

    5.Cách mạng giải phóng dân tộc phải đựơc tiến hành bằng con đưòng cách
    mạng bạo lực

    a) Bạo lực cách mạng trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam

    Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lựoc và thống trị thuộc địa,
    đàn áp dã man các phong trào yêu nước. Chế độ thực dân , tự bản thân nó đã
    thành một hành động bạo lực của kẻ mạnh với kẻ yếu.Chưa đè bẹp đựoc ý chí
    xâm lựoc của chúng thì chưa thể có thắng lợi hoàn toàn. Vì thế con đường để
    giành và giữ độc lập là con đường cách mạng bạo lực.

    Quán triệt quan điểm sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần
    chúng, Hồ Chí Minh cho rằng bạo lực của cách mạng cuãng là bạo lực của quần
    chúng.Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đáu tranh chính trị và đấu
    tranh vũ trang. Trong chiến tranh cách mạng, lực lưọng đấu trang vũ trang và đáu
    trang vũ trang giữ vị trí quyết định trong việc tiêu diệt lực lưọng quân sự địch,
    làm thất bại những âm mưu quân sự và chính trị của chúng.Nhưng đaúu tranh vũ
    trang không tách biệt với đấu tranh chính trị. Theo Hồ Chí Minh, các đoàn thể
    cách mạng càng phát triển, quần chúng đấu tranh chính trị càng mạnh thì càng có
    cơ sở vững chắc để tổ chức lực lượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang.
    Xuất phát từ tình yêu thương con người,quý trọng sinh mạng con người, Hồ Chí
    Minh luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu nhất. Người
    tìm mọi cách bgăn chăn xung đột vũ trang, tìm cách giải quyết bằng hoà bình, chủ
    động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc.
    Việc tiến hành chiến tranh chỉ là phải pháp bắt buộc cuối cùng. Chỉ khi không
    còn khả năng hoà hoãn, khi kẻ thù ngoan cố bám giữ lập trưòng tực dân,chỉ muón
    giành thắng lợi bằngquân sự, thì Hồ Chí Minh mới kiên quyết phát động chiến
    tranh.
    Trong khi tiến hành chiến tranh, Người vẫn tìm mọi cách để vãn hồi hoà
    bình. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người nhiều lần gửi thư cho
    Chính Phủ và người dân Pháp cho các chính phủ các nhà hoạt động chính trị, văn
    hóa các nước vừa tố cáo cuộc chiếm tranh xâm lược của thực dân Pháp vừa kêu
    gọi đàm phán hoàn bình.
    Tư tưỏng bạo lực cách mạng và tư tưỏng nhân đạo hoà bình thống nhất biện
    chứng với nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh.Người chủ trương yêu nứoc, thương
    dân, yêu chuộng hoà bình, tự do, công lý,tranh thủ hoà bình giải quyết xung đột,
    nhưng khi không thể tránh khỏi chiến tranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến
    tranh, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng, dùng khởi nghĩ và chiến tranh cách
    mạng để giành, giữ và bảo vệ hoà bình, vì độc lập tự do.

    b) Phưong châm chiến lược đánh lâu dài trong cách mạng giải phóng dân tộc

    Trước những kẻ thù lớn mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương sử dụng phương
    châm chiến lược đánh lâu dài. Trong khangs chiến chống thực dân Pháp, Người
    nói : “Địch muốn tốc chiến tốc thắng. Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì

    địch nhất định thua,ta nhất địng thắng”.Trường kỳ kháng chiến nhât sđịng thắng
    lợi. Kháng chiến phải trưòng kỳ vì đất ta hep, dân ta ít, nước ta nghèo ta phải
    chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị toàn diện của toàn dân.
    Trong kháng chiến chông Mỹ, cứu nước, Người khẳng định: Chiến tranh
    có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa.Hà Nội, Hải Phòng và
    một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết
    không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ
    xây dựng đất nước đàng hoàng hơn,to đẹp hơn!
    Độc lập tự chủ, tự lực tự cường kết hợp với sự giúp đỡ của quốc tế là
    một quan điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh.Trong hai cuộc kháng
    chiến chống Pháp và chống Mỹ, Người đã động viên sức mạnh của toàn dân tộc,
    đông thời ra sức vận động, trang thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu quả cả
    về vật chất lẫn tinh thần, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để
    kháng chiến thắng lợi.

    II.LÍ LUẬN THỰC TIỄN:

    Đại hội lần IV Quốc tế cho rằng: Chỉ có thể hoàn toàn công cuộc giải phóng
    các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên

    tiến. Cuộc CMt10 Nga (1917) của g/c VS Nga lãnh đạo lật đổ gcTS Nga lúc bấy
    giờ
    Khi đã giàng được chính quyền và xây dựng nhà nước mới giai cấp vs
    Nga đã giúp đỡ cho các dtoc thuộc địa của Nga làm cm và đã giành chiến
    thắng như vậy thực tiễn đó khẳng định rằng cuôc cm vs chính quốc chiến
    thắng thì cuộc cm gpdt Nga cũng chiến thắng,
    Tuy nhiên, hoàn cảnh của VN khác về cơ bản so với Nga. Do đó HCM
    đã bổ sung cho quan điểm của cn ML, Người khẳng định rằng: Cuộc cm
    GPDT thuộc địa ko những ko phụ thuộc vào cm vs chính quốc mà còn có
    cơ hội giành chiến thắng trước cm vs chính quốc
    Lí do I:Cuộc cm GPDT thuộc địa có tính độc lập tương đối cao so với cm
    vs chính quốc. Do đó, nó có sự chủ độg và sáng tạo trong hoạt động của
    mình.

    Lí do II: HCM đã khẳn định khả năg gpdt ở thuộc địa. Người cho rằng nhân dân
    các nước thuộc dịa chịu áp bức nặng nề hơn so với nhân dân các nước chính
    quốc. Do đó cm thuộc địa có động lực mạnh mẽ nổ ra trước chuộc cm chính
    quốc.
    Lí do III: Sự áp bức bóc lột của cn thực dân tập trung ở thuộc địa, nhưng điểm
    yếu của CNTD cũng là ở thuộo địa. Do đó, nếu cm thuộc địa nổ ra sẽ có khả
    năng giàng chiến thắng trước so với các nuoc chính quốc

    Việt Nam:Cuộc CMT8 Việt Nam giành chiến thắng trước cách mạng của
    nhân dân Nhật.

    Trên Thế giới: Nhân dân Trung Quốc tự mình đánh đuổi phát xít Nhật(1945)
    trước khi cuộc cách mạng của nhân dân Nhật nổ ra.
    ________________________________________________________________

    Như chúng ta đã biết, Mác – Ăng-ghen là những người đã sáng lập ra học
    thuyết cách mạng và khoa học của giai cấp vô sản. Bằng lý luận triết học, kinh kế
    chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, hai ông đã vạch rõ bản chất bóc lột và
    tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản, vạch rõ vai trò sứ mệnh lịch sử của giai
    cấp vô sản và con đường đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và quần chúng lao

    động chống giai cấp tư sản - con đường cách mạng vô sản để thủ tiêu xã hội cũ,
    xây dựng xã hội mới.
    Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử quy định, Mác và Ăngghen tập trung nghiên
    cứu từ thực tiễn xã hội châu Âu, nên chưa có điều kiện bàn nhiều về cách mạng
    giải phóng dân tộc ở thuộc địa, các ông mới chỉ bắt đầu tiếp cận vấn đề dân tộc,
    thuộc địa ở một số trường hợp cá biệt (Ba Lan, Airơlen). Nói chung, quan điểm
    của các ông là: khi giai cấp vô sản ở chính quốc giành được chính quyền thì đương
    nhiên các dân tộc thuộc địa sẽ được giải phóng.
    Lênin sinh ra và hoạt động trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển sang
    giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp vô sản với
    giai cấp tư sản ở các nước tư bản chủ nghĩa, trên thế giới đã xuất hiện và phát
    triển ngày càng gay gắt mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ
    nghĩa đế quốc thực dân. Vì vậy, nếu như ở giai đoạn trước, Mác - Ăngghen chưa
    quan tâm nhiều đến cách mạng giải phóng dân tộc, thì ở giai đoạn đế quốc chủ
    nghĩa, Lênin chú ý nhiều đến vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng
    dân tộc.
    Lênin nhận ra vai trò to lớn của hệ thống thuộc địa thế giới trong việc nuôi
    sống và duy trì chủ nghĩa tư bản, tiềm năng cách mạng của nhân dân các nước
    thuộc địa, từ đó đi đến khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một
    bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, của toàn bộ quá trình cách mạng thế giới
    nói chung. Tuy nhiên, khi xác nhận con đường phát triển của cách mạng thuộc
    địa, cả Lênin và những người lãnh đạo của Quốc tế cộng sản vẫn nhấn mạnh một
    chiều đến sự tác động của cách mạng vô sản ở chính quốc đối với cách mạng thuộc
    địa, đặt cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc và cách
    mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể giành thắng lợi khi cách mạng vô sản chính
    quốc thắng lợi. Quan điểm này, chưa nhận thức hết tính chủ động, sáng tạo của
    các phong trào cách mạng ở thuộc địa.
    Nhờ đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, xuất phát từ nhu
    cầu, đặc điểm của các nước thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng để tiếp thu
    và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, nên từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã từ phân
    tích sự khác biệt giữa châu Á và châu Âu mà đưa ra kiến nghị với Quốc tế cộng
    sản : “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc
    học phương Đông” và “đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không

    thể có được”. Đối với học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh
    cũng đã tiếp thu, bảo vệ và phát triển sáng tạo bằng những luận điểm mới mà ở
    thời mình Lênin chưa có điều kiện khám phá. Một trong những luận điểm hết sức
    sáng tạo đã góp phần làm phong phú kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác -Lênin, đó là
    luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo và có
    khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
    Khái niệm “cách mạng thuộc địa” và mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng
    vô sản ở chính quốc với cách mạng thuộc địa thực sự đã được đề cập tới trong lý
    luận của Lênin và trong đường lối của Quốc tế cộng sản. Nhưng Lênin và Quốc
    tế cộng sản khi đề cập đến mối quan hệ giữa hai cuộc cách mạng đó thì đặt cách
    mạng thuộc địa ở vị trí phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Hồ Chí
    Minh khi đề cập đến vấn đề này, Người vẫn tiếp tục khẳng định lại quan điểm của
    Lênin về mối quan hệ mật thiết với nhau giữa 2 cuộc cách mạng đó. Ngay từ trong
    thời kỳ hoạt động trong Đảng cộng sản Pháp, Hồ Chí Minh đã nêu lên tinh thần
    đoàn kết chiến đấu giữa giai cấp công nhân ở các nước đế quốc chủ nghĩa và vạch
    rõ trách nhiệm của giai cấp công nhân Pháp đối với vận mệnh các dân tộc thuộc
    địa trong sự nghiệp chống kẻ thù chung là đế quốc Pháp.
    Tại Đại hội lần thứ I của Đảng cộng sản Pháp (năm 1921), Hồ Chí Minh đã
    yêu cầu Đại hội nghiên cứu và xây dựng một chính sách đối với các nước thuộc
    địa theo đúng tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, và đề nghị thành lập Ban nghiên cứu
    của Đảng về vấn đề thuộc địa. Đến Đại hội lần thứ II của Đảng cộng sản Pháp
    (1922), Ban nghiên cứu về vấn đề thuộc địa của phân bộ Pháp thuộc Quốc tế cộng
    sản đã được thành lập, trong đó Hồ Chí Minh được cử ra làm ủy viên và đã tham
    gia dự thảo các văn kiện quan trọng. Vấn đề thuộc địa đã được Đại hội này nhất trí
    thông qua Nghị quyết, trong đó nêu rõ: những người cộng sản Pháp phải đặt vấn
    đề thuộc địa lên hàng đầu và phải ghi vấn đề đó vào chương trình nghị sự của Hội
    nghị toàn quốc của Đảng sắp tới.
    Năm 1925, trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã
    vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản và từ đó rút ra sự cần thiết phải có sự
    đoàn kết chặt chẽ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng
    dân tộc ở thuộc địa để tiêu diệt kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản. Hồ Chí Minh đã
    chỉ rõ: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở
    chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu muốn

    giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một
    vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn
    tiếp sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”.
    Tuy nhiên, vốn là người dân thuộc địa và là người cộng sản lăn lộn trong
    phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa, có nhận thức sâu sắc về thuộc địa và
    chủ nghĩa thực dân, Hồ Chí Minh đã không dừng lại ở việc khẳng định về mối
    quan hệ mật thiết giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng
    vô sản ở chính quốc mà còn tiếp tục phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác -
    Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc khi đề ra luận điểm về vai trò và tính chủ
    động, tích cực của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
    Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa không hoàn
    toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Nhân dân các dân tộc thuộc
    địa và phụ thuộc có thể“chủ động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta”,
    giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
    Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Hồ Chí Minh đã
    viết: “Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công
    cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân
    anh em”.
    Đến Đường cách mệnh (1927), Người lại chỉ rõ: “Muốn người ta giúp cho,
    thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã” và Người dự báo Việt Nam dân tộc cách
    mạng thành công thì tư bản Pháp yếu; tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm
    giai cấp cách mạng càng dễ. Năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, thời cơ cách
    mạng đã đến.
    Người kêu gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải
    phóng cho ta”.
    Luận điểm sáng tạo nêu trên của Hồ Chí Minh mang tính cách mạng và khoa
    học dựa trên những luận cứ đã được Người khảo sát, chứng minh đó là:
    Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, về thuộc địa, Hồ Chí Minh đã phát hiện
    ra rằng: “tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa.
    Đó là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư,
    tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó, và nhất là tuyển
    những binh lính bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng của nó”và “nọc độc và
    sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở

    chính quốc”.

    Bởi vậy, theo Hồ Chí Minh, nếu xem thường cách mạng thuộc địa tức
    là “muốn đánh chết rắn đằng đuôi”.

    Chủ nghĩa tư bản chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta phá bỏ
    được nền móng lâu dài đế quốc chủ nghĩa mà nền móng lâu dài của nó chính là ở
    thuộc địa. Người đã thẳng thắn phê bình một số đảng cộng sản không thấy được
    vấn đề quan trọng đó, coi nhẹ vấn đề thuộc địa, không quan tâm đến vấn đề thuộc
    địa. Tại phiên họp thứ 22 Đại hội V Quốc tế cộng sản (1-7- 1924), Hồ Chí Minh
    đã phê phán các Đảng cộng sản ở Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ và các Đảng cộng sản các
    nước có thuộc địa chưa thi hành chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa,
    trong khi giai cấp tư sản các nước đó đã làm tất cả để kìm giữ các dân tộc bị chúng
    nô dịch trong vòng áp bức.
    Nghiên cứu về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, Hồ Chí
    Minh đã nhận thấy rõ tiềm năng cách mạng của các dân tộc bị áp bức là rất to lớn,
    đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc của nhân dân,
    nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một lực lượng khổng lồ khi được giáo dục,
    giác ngộ, tổ chức, lãnh đạo; nó không những có khả năng giành thắng lợi trước
    cách mạng vô sản ở chính quốc mà còn có khả năng tác động trở lại, thúc đẩy cách
    mạng vô sản ở chính quốc. Ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã có dự báo: “ Ngày
    mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc
    lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực
    lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ
    nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở
    phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”.
    Về Việt Nam và Đông Dương, Hồ Chí Minh nhận định là: ngay dưới ách áp
    bức, bóc lột tàn khốc của chủ nghĩa thực dân, “Người Đông Dương không chết,
    người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư
    bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng
    cách mạng của người Đông Dương . Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn
    đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc
    giải phóng nữa thôi”.
    Trong Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Người

    viết: “ Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào
    ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết. Chính vì vậy mà
    phong trào cách mạng ngày càng lớn mạnh”.
    Như vậy, do nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản, nhận thức được
    thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống chủ nghĩa đế quốc, đánh giá đúng đắn
    sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, sức mạnh của cách mạng
    thuộc địa, nên khi tiếp thu và vận dụng các nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác
    – Lênin, Hồ Chí Minh đã luận giải đúng đắn về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc
    địa với cách mạng vô sản ở chính quốc và đưa ra luận điểm: cách mạng giải phóng
    dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi
    trước cách mạng vô sản ở chính quốc.Đây là một trong những sáng tạo lý luận đặc
    sắc của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần làm phong phú
    thêm kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin.
    Luận điểm này của Hồ Chí Minh đã có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất quan
    trọng. Đó là cơ sở để Đảng ta tin tưởng và quyết tâm tổ chức lãnh đạo nhân dân
    Việt Nam đứng lên làm cách mạng để tự giải phóng khỏi ách đế quốc xâm lược
    và khỏi nghèo nàn lạc hậu. Đó cũng chính là cơ sở của tinh thần độc lập tự chủ,
    tự lực, tự cường của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng. Nhờ tinh
    thần đó mà cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn. Thực tế là
    sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam không phải giải quyết ở Pháp hay ở
    Nhật, ở Mỹ mà là ở Việt Nam, là do thành quả cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân
    Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Tất nhiên, trong cuộc
    đấu tranh để đi đến thắng lợi của nhân dân Việt Nam không thể không nói tới vai
    trò của đoàn kết quốc tế, đặc biệt là đoàn kết với giai cấp vô sản và nhân dân lao
    động ở chính những nước có bọn đế quốc, thực dân đi xâm lược, nô dịch, nhưng
    trong sự đoàn kết đó, cách mạng Việt Nam vẫn luôn tích cực chủ động, không ỷ lại
    vào bên ngoài và đã thực hiện theo đúng phương châm Hồ Chí Minh đã từng đưa
    ra là “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.Và cách mạng nước ta đã giành thắng lợi
    trước cách mạng vô sản ở Pháp, Nhật, Mỹ; đã góp phần thúc đẩy phong trào đấu
    tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước đó và các nước khác
    trong cuộc đấu tranh để đi đến giải phóng hoàn toàn.
    Trong thời kỳ hiện nay, khi đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới vì
    chủ nghĩa xã hội, thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên toàn cầu hóa

    thì luận điểm đó của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, dân tộc Việt Nam khi
    tham gia toàn cầu hóa cần phải nêu cao tinh thần chủ động, tích cực, khai thác tốt
    những tiềm năng nội lực đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, giúp đỡ của quốc tế,
    nhưng không bị động và ỷ lại bên ngoài.
    III.KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...