Tài liệu Bài thảo luận môn thương mại hàng hóa dịch vụ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI THẢO LUẬN MÔN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA DỊCH VỤ
    Nhóm 10 Hành chính 34A


    Bài tập 2:


    Tóm tắt nội dung hợp đồng như sau:


    Vào ngày 16/07/2008 thì công ty A và công ty B có ký với nhau hợp đồng mua bán bánh trung thu đươc nhập khẩu từ Malaysia. Việc mua bán này được chia làm 4 đợt giao hàng từ ngày 15/8/2008 đến 15/9/2008 và 4 đợt thanh toán với lần 1 thanh toán 20% của hợp đồng, đợt 2 thanh toán 10% của hợp đồng , đợt 3 thanh toán 20% của hợp đồng, đợt 4 thanh toán 50% của hợp đồng . các bên thỏa thuận rằng lô hàng nhập khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế với thời hạn sử dụng là 3 tháng kể từ ngày sản xuất và sau 48 giờ kể từ khi giao hàng Công ty B phải chịu trách nhiệm về hàng hóa. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty B đã thanh toán lần 1 trị giá 20% hợp đồng và Công ty A đã giao hàng từng phần theo phương thức giao nhận hàng mà các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, theo Công ty B, ngày 23/08/2008 khi nhận tiếp lô hàng đợt 2 thì phát hiện hàng giao trong điều kiện không đảm bảo chất lượng như cam kết, không có chứng từ chứng minh xuất xứ của lô hàng cũng như giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập khẩu để tiêu thụ. Công ty B đã trả lại một phần bánh trung thu trong số lượng hàng được giao vào đợt 2 và Công ty A đã nhận lại. Công ty B không đồng ý nhận số hàng còn lại theo hợp đồng và không thanh toán tiền hàng còn lại cho Công ty A. Số hàng còn lại này được Công ty A lưu kho và Công ty A đã cung cấp Bảng xác nhận tồn kho bánh trung thu với số lượng 7.620 bánh, thành tiền 262.851.200 đồng. Đến ngày 16/9 sau khi hết hạn giao hàng theo thỏa thuận thì công ty A đã thực hiện việc khởi kiện B với các yêu cầu sau: buộc công ty phải thanh toán tiền hàng còn thiếu; tiền hàng tồn kho của đợt 3, 4; tiền phí lưu kho.
    Nhưng công ty B lại trình bày yêu cầu và đưa ra chứng cứ rằng ngày Ngày 23/8/2008, Công ty B nhận tiếp lô hàng đợt 2 và nhận thấy hàng giao trong điều kiện không đảm bảo chất lượng, không có chứng từ chứng minh xuất xứ của lô hàng. Ngày 29/8/2008, Công ty B gửi cho Công ty A biên bản xác nhận lô hàng kém chất lượng nhưng Công ty A không ký xác nhận. Về số hàng còn lại theo thỏa thuận trong hợp đồng, Công ty B không đồng ý nhận và Công ty A cũng không có yêu cầu Công ty B nhận hàng, vì vậy Công ty B không chịu trách nhiệm về số hàng tồn kho của Công ty A.
    Công ty B không chấp nhận yêu cầu của Công ty A và có yêu cầu phản tố buộc Công ty A hoàn trả lại 20% giá trị hợp đồng, tuy nhiên Công ty B chỉ lấy phần còn lại theo quyết toán công nợ sau khi Công ty B cố gắng tiêu thụ giúp phần hàng kém chất lượng; Phạt vi phạm do hàng kém chất lượng
    Hướng giải quyết:
    *Cơ sở pháp lý để xem xét tình huống
    ã Tham gia vào các giao dịch này là các thương nhân (công ty); các giao dịch nhằm mua bán hàng hóa – hoạt động thương mại, và xảy ra trong tháng 7/2008. Bởi vậy, căn cứ quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, LTM 2005 thì LTM 2005 được áp dụng để xem xét tình trạng pháp lý của tình huống giải quyết tranh chấp này. Căn cứ K3, Đ4 LTM 2005, Bộ luật dân sự 2005 được áp dụng đối với các vấn đề pháp lý phát sinh của quan hệ mua bán hàng hoá giữa các bên nếu LTM 2005 không quy định.
    ã Trường hợp nếu hợp đồng ký ngày 16/7/2003 thì có thể áp dụng luật thương mại năm 1997, và pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989
    Câu 1: ý kiến về việc giải quyết tranh chấp từ góc độ của cơ quan giải quyết tranh chấp
    Giao dịch được xác lập và thực hiện.
    _ Công ty A và Công ty B ký hợp đồng mua bán hàng hóa với nội dung Công ty A bán cho Công ty B lô hàng bánh trung thu nhãn hiệu Baker’s cottage nhập khẩu từ Malaysia với các điều kiện cụ thể về phương thức giao nhận hàng và thanh toán.
    _ Công ty B đã thanh toán lần 1 trị giá 20% hợp đồng với số tiền 164.720.000 đồng và Công ty A đã giao hàng từng phần theo phương thức giao nhận hàng mà các bên thỏa thuận.
    - Ngày 23/08/2008 khi nhận tiếp lô hàng đợt 2 thì phát hiện “hàng giao trong điều kiện không đảm bảo chất lượng như cam kết, không có chứng từ chứng minh xuất xứ của lô hàng cũng như giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập khẩu để tiêu thụ


    GIẢI QUYẾT YÊU CẦU:


    Yêu cầu 1:


    Thứ nhất đối với yêu cầu của A:


    1. Việc công ty A buộc công ty B thanh toán tiền hàng còn thiếu là 71.974.960 triệu đồng là chấp nhận, bởi vì:
    Theo thỏa thuận trong hợp đồng 2 bên đã thống nhất với nhau là sau 48 giờ kể từ khi giao hàng công ty B phải chịu trách nhiệm về hàng hóa. Mà ngày 23/08/2008 bên A đã giao hàng cho bên B và bên B đã tiếp nhận lô hàng, tuy biết lô hàng này là không đảm bảo chất lượng như cam kết, không có chứng từ chứng minh xuất xứ của lô hàng cũng như giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập khẩu để tiêu thụ nhưng mãi đến ngày 29/08/2008 thì công ty B mới thông báo cho bên A về lô hàng kém chất lượng này. Mặt khác khi đã biết lô hàng trên là kém chất lượng nhưng bên A vẫn chấp nhận 7.160 bánh trong lô hàng kém chất lượng. Chính vì thế mà hợp đồng này vẫn phải tiếp tục thực hiện (khi mà thực tế các bên vẫn hực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng). Căn cứ vào khoản 1,2 điều 50 thì bên B phải thanh toán tiền mua hàng là 71.974.960 triệu đồng. Điều 50 luật thương mại quy định như sau :
    Điều 50. Thanh toán
    1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.
    2. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.


    2. Việc công ty A buộc công ty B thanh toán tiền hàng tồn kho (7.620 bánh) là 262.851.200 triệu đồng là không chấp nhận, bởi lẽ:


    Như đã phân tích ở câu trên thi hợp đồng này vẫn phải tiếp tục thực hiện cho nên các bên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Căn cứ vào khoản 1 điều 34 LTM thì bên bán có nghĩa vụ phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, .Yêu cầu của bên A chỉ được chấp nhận khi bên A đã giao hàng cho bên B nhưng bên B không nhận hàng. Tuy nhiên xét trong tình huống này thì bên A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ giao hàng đợt 3,4 và cũng không thấy bên A đã vận chuyển hàng hóa giao cho bên B cho nên việc công ty A buộc công ty B thanh toán tiền hàng tồn kho là không chấp nhận. Chỉ khi bên A đã có hành vi giao hàng cho bên B theo đúng hợp đồng nhưng bên B không nhận hàng thì yêu cầu của bên A sẽ được chấp nhận.


    3. Việc công ty A buộc công ty B thanh toán tiền phí lưu kho là 4.065.000 triệu đồng và tiền lãi suất là 1.338.096 triệu đồng là không chấp nhận, vì:
    Theo hướng giải quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp, buộc các bên phải tiếp tục thực hiện hợp đồng và yêu cầu của bên A chỉ được chấp nhận khi bên A đã giao hàng cho bên B nhưng bên B không nhận hàng. Tuy nhiên xét trong tình huống này thì bên A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ giao hàng đợt 3,4 và cũng không thấy bên A đã vận chuyển hàng hóa giao cho bên B cho nên việc công ty A buộc công ty B thanh toán tiền phí lưu kho như yêu cầu là không chấp nhận.


    Thứ 2 là đối với yêu cầu của công ty B:
    1. Công ty B buộc Công ty A hoàn trả lại 20% giá trị hợp đồng (164.720.000 đồng), tuy nhiên Công ty B chỉ lấy phần còn lại theo quyết toán công nợ sau khi Công ty B cố gắng tiêu thụ giúp phần hàng kém chất lượng, như vậy số tiền còn lại phải trả sau khi đã quyết toán là 43.887.440 đồng. Yêu cầu này của công ty B là không chấp nhận vì:
    Đứng trên góc độ cơ quan giải quyết cạnh tranh , thì cơ quan giải quyết cạnh trạnh đã buộc công ty B thanh toán cho công ty A số tiền hàng còn thiếu và hợp đồng này vẫn phải tiếp tục thực hiện và các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Cụ thể căn cứ vào khoản 1,2 điều 50 thì bên mua (công ty B) phải thanh toán cho công ty A với số tiền là 71.974.960 triệu đồng theo đúng giá hàng hóa trong hợp đồng chứ không phải theo số tiền mà bên B yêu cầu. Thực tế vì hàng kém chất lượng nên họ phải bán với giá thấp hơn so với giá trong hợp đồng (với tổng số tiền bán ra là: 43.887.440 triệu đồng) bởi vậy Bác yêu cầu này của bên B


    2. Việc công ty B có yêu cầu phạt vi phạm do hàng kém chất lượng với số tiền 164.720.000 triệu đồng là không chấp nhận, vì:
    Trong hợp đồng của công ty A với công ty B không có điều khoản nào quy định về vấn đề phạt vi phạm hợp đồng khi mà có bên vi phạm. Mà căn cứ vào điều 300 LTM về vấn đề phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng trong trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận. Điều 300 luật thương mại năm 2005 quy định “ Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại điều 294 luật này ”
    Cho nên trong tình huống này thì công ty B không thể yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng đối với bên A cho dù bên A có vi phạm. Bên B chỉ có quyền yêu cầu bên công ty A bồi thường thiệt hại theo khoản 1 điều 307 LTM 2005


    YÊU CẦU 2:


    Giả sử Công ty B gửi thông báo cho Công ty A về việc hàng kém chất lượng vào ngày 23/8/2008 ngay sau khi nhận hàng thì vụ việc trên được giải quyết:


    Thứ nhất: việc công ty A Buộc Công ty B phải thanh toán tiền hàng còn thiếu là 71.974.960 đồng (cụ thể: số tiền phải thanh toán cho hàng hóa thực giao trong 2 đợt là 236.694.960 đồng trừ đi số tiền Công ty B đã thanh toán lần 1 là 164.720.000 đồng) là không chấp nhận, vì: trong hợp đồng các bên chỉ thỏa thuận là sau 48 giờ kể từ khi giao hàng công ty B phải chịu trách nhiệm về hàng hóa, điều này có thể hiểu là các bên không có thỏa thuận khi giao hàng hóa trước 48 tiếng thì như thế nào?. Cho nên việc công ty B gửi thông báo cho công ty A về việc hàng hóa kém chất lượng vào ngày 23/08/2008 ngay sau khi nhận hàng thì các bên không có thỏa thuận. Chính vì thế căn cứ vào khoản 2 điều 40 thì công ty A phải chịu trách nhiệm về hàng hóa kém chất lượng này,và công ty A phải khắc phục về việc giao hàng không phù hợp với hợp đồng theo khoản 1 điều 41 LTM. Mặt khác để công ty B thanh toán tiền hàng còn thiếu thì công ty A phải loại trừ những khuyết tật của hàng hóa hoặc giao hàng thay thế theo khoản 2 điều 297 LTM thì bên công ty B lúc này mới phải thực hiện nghĩa vụ tương thích theo hợp đồng đó là phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng theo khoản 4 điều 297 LTM.
    Như vậy yêu cầu này của A chỉ được chấp nhận nếu bên A đã khắc phục được khiếm khuyết của hàng hóa, còn trường hợp bên A chưa khắc phục khiếm khuyết thì bên B không có nghĩa vụ thanh toán.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...