Tài liệu Bài thảo luận: Bất bình đẳng và phân tầng xã hội

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài thảo luận: Bất bình đẳng và phân tầng xã hội

    I. Bất bình đẳng xã hội
    1. Khái niệm
    Bất bình đẳng không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội. Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác, Qua những xã hội khác nhua đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác nhau.
    Vậy bất bình đẳng xã hội chính là sự không bình đẳng (không bằng nhau) về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một hoặc nhiều nhóm trong xã hội.
    · Những yếu tố chủ yếu của bất bình đẳng xã hội là văn hoá và cơ cấu xã hội.
    · Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội: Trong xã hội khác nhau bất bình đẳng cũng có những nét khác biệt. Ơ xã hội qui mô lớn và hoàn thiện hơn thì bất bình đẳng gay gắt hơn so với trong các xã hội giản đơn. Bất bình đẳng thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và hệ quả cụ thể liên quan đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ .
    · Có ba cơ sở chính dẫn đến nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội:
    - Cơ hội trong đời sống: Ví như những điều kiện vật chất thuận lợi tạo ra điều kiện để cải thiện cuộc sống ( tài sản, thu nhập cao, sự chăm sóc sức khoẻ, công việc ổn định và an toàn .)
    - Địa vị xã hội: Được các thành viên khác trong xã hội trọng vọng, có uy tín và vị trí cao trong xã hội.
    - Anh hưởng chính trị: Là khả năng của một nhóm xã hội khác nhau, có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quy định và thu được lợi từ các quyết định đó.
    Tóm lại có thể nhận thấy rằng bất bình đẳng có thể dựa trên một trong ba loại ưu thế. Gốc rễ của sự bất bình đẳng có thể nằm trong các mối quan hệ kinh tế, địa vị xã hội, hay trong các mối quan hệ thống trị về chính trị.
    2. Một vài quan điểm về bất bình đẳng xã hội
    Bất bình đẳng phải chăng là một hiện tượng xã hội không thể nào tránh khỏi? Về vấn đề này có nhiều ý kiến. Có ý kiến cho rằng bất bình đẳng xuất hiện khi có sự khác biệt về nhân cách giữa các cá nhân.
    Aristotle đã nói rằng “đàn ông bản chất là thống trị, đàn bà là bị trị, và đó là một luật lệ”. Gần đây, Goldberg còn nói rằng sự thống trị và sự thành đạt cao của nam giới là khả năng có thể đảo ngược, bởi có những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ. Một số nhà lý luận khác đã cho rằng bất bình đẳng là không thể tránh được. Và nguyên nhân của nó là do xã hội có những nhiệm vụ cần thiết hơn những nhiệm vụ khác. Khả năng thực hiện những nhiệm vụ này khác nhau. Những người này lập luận rằng bất bình đẳng xã hội về lợi ích giữa các cá nhân là cần thiết để thúc đẩy người giỏi nhất thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất. Trong điều kiện như vậy, không thể thủ tiêu bất bình đẳng vì bình đẳng có thể nguy hiểm cho xã hội.
    Khác hẳn với quan niệm trên đây, một số người cho rằng bất bình đẳng chủ yếu do cấu trúc hệ thống xã hội gây ra chư không phải do sự khác biệt về tài năng, đặc điểm và nhu cầu cá nhân. Ví dụ, theo Rousseau, nguồn gốc của bất bình đẳng liên quan tới sở hữu tư nhân về của cải.
    Những quan điểm trên đây về bất bình đẳng hoặc quá nhấn mạnh đến những yếu tố sinh học của cá nhân, hoặc quá thiên về yếu tố kinh tế như là nguyên nhân gây nên bất bình đẳng xã hội.
    Khác với những quan điểm trên đây theo học thuyết của Marx bất bình đẳng xã hội dựa trên mối quan hệ giai cấp. Những lợi ích kinh tế, chính trị, ý kiến xã hội đều bắt nguồn từ kết cấu giai cấp.
    Còn theo quan điểm của Weber nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong xã hội tư bản là khác biệt về khả năng thị trường. Điều đó có nghĩa là khả năng chiếm lĩnh thị trường của các cá nhân phụ thuộc vào sự hiểu biết, bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp.
    Sự bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam hiện nay:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...