Tiểu Luận Bài tham luận: GÓP Ý CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GD-ĐT ĐẾN 2020

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tham luận: GÓP Ý CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GD-ĐT ĐẾN 2020


    NỘI DUNG


    GÓP Ý CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GD-ĐT ĐẾN 2020​



    GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn, ĐHQG Hà Nội .


    Bài tham luận này về cơ bản tôi lấy lại những nội dung đã góp ý cho Bản dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến 2020 lần thứ 14 với mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia Hội thảo thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm làm chiến lược chính sách của Trung Quốc vạch ra được những tư tưởng chỉ đạo, quan điểm chiến lược, mục tiêu chiến lược, cách làm phù hợp với điều kiện thực tế hiện tại của Việt Nam để góp phần tìm đường hướng phát triển cho nền giáo dục Đại học tại Việt nam trong giai đoạn tới, đồng thời tính toán dự báo nguồn lực đầu tư tài chính cần phải có, cách thức quản lý sử dụng có hiệu quả và không thất thoát nguồn lực này- Đây đều là những vấn đề hiện nay ở Việt nam chưa ai vạch ra được và Dự thảo chiến lược của Bộ Giáo dục Đào tạo lại càng chưa làm rõ được. Hiện nay bản dự thảo chiến lược phát triển của Bộ Giáo dục- Đào tạo chưa được thông qua, năm 2011 sẽ phải làm lại. Việc bàn luận, nghiên cứu vấn đề chiến lược phát triển giáo dục đại học có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Kết cấu tham luận của tôi gồm 2 phần: Phần 1 trình bày lại những vấn đề chủ yếu đã nêu trong bản góp ý dự thảo chiến lược của Bộ Giáo dục Đào tạo, phần 2 là một số đề xuất những vấn đề mà các nhà Trung Quốc học và các chuyên gia liên ngành nên lưu ý làm rõ để có thể tiến tới tư vấn góp ý những bước đi chiến lược sắp tới cho Đại học Quốc gia nói riêng và ngành giáo dục đại học của Việt nam nói chung.


    Phần 1: Góp ý dự thảo chiến lược phát triển GD- ĐT đến 2020


    Thành tựu của giáo dục-đào tạo nước ta 65 năm qua hình thành và phát triển như ngày nay, thật là vĩ đại, không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã góp phần vào sự chuyển mình chung của đất nước, ngành giáo dục-đào tạo còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được mong mỏi của Đảng và người dân.


    Bản dự thảo Chiến lược lần thứ 14, đã được chuẩn bị nhiều công, cung cấp cho độc giả một số tư liệu những việc ta đã làm. Với góc độ là người nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xin chia sẻ với cuộc họp một số suy nghĩ.Bài phát biểu của tôi gồm 3 phần: I/ Văn bản chiến lược-công luận; 2/ Về một vài suy nghĩ về các chỉ số trong bản Chiến lược 3/ Cần làm lại Bản chiến lược phát triển GD-ĐT, xin lưu ý một số điểm .



    1. 1. VĂN BẢN CHIẾN LƯỢC -CÔNG LUẬN



    Thế nào là chiến lược GD-ĐT ? Sự khác nhau giữa Chiến lược và kế hoạch GD-ĐT ở chỗ nào? Cơ quan có trách nhiệm phải làm rõ các khái niệm này trên công luận? Nói về chiến lược phải nêu rõ i/ Tư tưởng chỉ đạo-quan điểm (triết lý) nào?, ii/ Mục tiêu chiến lược–các giải pháp chiến lược–nguồn lực và tính khả thi của Dự thảo Chiến lược lần thứ 14 ? Giải thích tại sao lại phải lựa chọn mục tiêu ưu tiên như vậy?


    Chiến lược GD-ĐT phải phục vụ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Vậy vào năm 2020 các mục tiêu kinh tế xã hội của nước ta lúc đó sẽ như thế nào? Và liệu Chiến lược này có phục vụ hiệu quả các mục tiêu đó không? Theo quan điểm của Đảng – Chiến lược giáo dục-đào tạo phải đi trước một bước, vậy bước đi đó là bước đi như thế nào ?


    1/ Văn bản Chiến lược dược trình bầy theo kiểu Nghị quyết, chung chung, thiếu cơ sở khoa hoc và thực tiễn. Trên công luận có ý kiến nói “không rõ mình ở đâu, và sẽ tiến đến dâu” hay “Bản kế hoạch làm việc-viển vông-xa thực tế”, ý kiến thống nhất là “lạc hậu” (Báo Dân tri-Đại Đoàn Kết) và “lãng mạng”, “chệch hướng” “vênh với đường lối của Đảng” thiếu cơ sở “lý luận” chưa rõ tư tưởng chủ đạo là gì? Bản chiến lược phát triển GD -ĐT từ 2001-2010, đến nay chưa được tổng kết và đanh giá, điểm nào đã thực hiện tốt, còn điểm nào chưa tốt, bài học được rút ra ở đây là gì? Những vấn nạn càng bức xúc và người dân đang mất miềm tin vào giáo dục-đào tạo.( theo GS Phạm Minh Hạc – Ngành GD-ĐT phải lấy lại niềm tin của xã hội!)
     
Đang tải...