Thạc Sĩ Bài tập Tình huống và đáp án: Tình huống quản lý nhà nước- chương trình chuyên viên chính khoá II

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 23/11/13
    Last edited by a moderator: 15/8/14
    Bài tập tình huống dài 18 trang:

    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong những năm vừa qua thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Để đạt được những thành tựu về phát triển bền vững kinh tế xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện điện hóa nền kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc cần có sự đóng góp rất quan trọng của các ngành kinh tế chủ lực, các thành phần kinh tế trong cả nước; trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, cùng với sự phát triển của của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế Quốc tế; việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các khu, cụm công nghiệp . đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về quản lý kinh tế nói chung và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) nói riêng luôn được Nhà nước quan tâm bằng cách ban hành, chỉnh sửa các văn bản qui phạm pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển của đất nước.
    Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ( XDCB ), Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng phù hợp với từng thời kỳ như :
    - Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
    - Luật Đấu thầu số: 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
    - Nghị định số: 52/1999/NĐ - CP, ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số: 12/2000/NĐ - CP; Nghị định số: 07/2003/NĐ - CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về của Chính phủ;
    - Nghị định số: 88/1999/NĐ - CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu, Nghị định số: 14/2000/NĐ - CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của quy chế đấu thầu; Nghị định số: 66/2003/NĐ - CP, ngày 12/6/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu;
    - Nghị định số: 16/2005/NĐ - CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số: 112/2006/NĐ - CP ngày 29/9/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 16/2005/NĐ - CP;
    - Nghị định số: 111/2006/ NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ Về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng;
    - Thông tư số: 04/2000/ TT- BKH, ngày 26/5/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu; Thông tư số: 01/2004/TT- BKH, ngày 02/02/2004 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 66/2003/NĐ - CP, ngày 12/6/2003 của Chính phủ.
    Qua quá trình quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình việc thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành là điều rất quan trọng và cần thiết; trong qui trình quản lý đầu tư, công tác quản lý và tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm, tài chính và nhân lực đáp ứng tốt các yêu cầu của gói thầu là khâu quan trọng, quyết định hiệu quả và sự thành công của dự án; quản lý và làm tốt công tác đấu thầu sẽ lựa chọn được nhà thầu xứng đáng nhất có đủ năng lực để thi công hoàn thành công trình với giá cả phù hợp, vừa đảm bảo công trình hoàn thành có chất lượng tốt vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư của Nhà nước.
    Trong những năm qua về công tác quản lý đấu thầu ở địa phương cơ bản là làm tốt. Tuy nhiên qua quá trình quản lý thực hiện lựa chọn các nhà thầu thông qua đấu thầu có nhiều tình huống phức tạp xảy ra đòi hỏi cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư phải xử lý nhiều tình huống nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật; thực tế cho thấy khi xử lý tình huống mỗi người có hướng giải quyết riêng của mình, do năng lực, kinh nghiệm thực tế về quản ký nhà nước của mỗi người còn hạn chế nên phương án giải quyết vấn đề cũng khác nhau, mặc dù các văn bản qui phạm pháp luật cho quản lý và tổ chức đấu thầu về cơ bản là tương đối đầy đủ, chặt chẽ và đúng thực chất, khắc phục được những tồn tại hiện nay trong công tác đấu thầu, tăng cường tính cạnh tranh, công khai và minh bạch, phù hợp với Luật và thông lệ Quốc tế về đấu thầu; việc ban hành các văn bản Luật đôi khi chưa đồng bộ, sửa đổi bổ sung chưa kịp thời, các văn bản khi ban hành chưa lường hết được những vấn đề nảy sinh khi thực hiện, nên đôi khi còn gây lúng túng không chỉ cho các nhà thầu, các chủ đầu tư mà thậm chí đối với các cán bộ – công chức quản lý nhà nước về công tác đấu thầu.
    Sau đây là một tình huống đấu thầu xây lắp của dự án đầu tư xây dựng công trình: Trường PTTH nội trú của huyện C.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...