Tiểu Luận Bài tập tình huống QLNN chương trình chuyên viên: Quản lý nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằn

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Quản lý nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước. Nó có vai trò quan trọng trong phát triển đời sống kinh tế xã hội. Có nhà kinh tế học đã nói rằng nền kinh tế thị trường không có sự quản lý của nhà nước như là vỗ tay chỉ với một bàn tay. Thật vậy, nền kinh tế thị trường với nhiều sắc thái và sức mạnh tiềm ẩn nó chứa trong mình cả những cơ hội và những thách thức cho mỗi quốc gia. Thêm nữa, trong nền kinh tế mở với xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay, nước ta - một nước đang phát triển sẽ có điều kiện kế thừa kinh nghiệm của các nước phát triển nhưng đồng thời lại phải đứng trước những nguy cơ mới đó là chịu sự phụ thuộc và tác động của các yếu tố biến động trên thị trường thế giới. Trước những mâu thuẫn đó quản lý nhà nước và đặc biệt là quản lý hành chính nhà nước như là một cứu cánh hữu hiệu thể hiện tính tất yếu khách quan.
    Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải quản lý nền kinh tế như thế nào cho có hiệu quả nhất và quản lý như thế nào để giải quyết hài hoà các mối quan hệ lợi ích: lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân. Đây là những câu hỏi lớn luôn đặt ra yêu cầu Nhà nước phải trả lời mỗi khi ra các quyết định quản lý của mình.
    Đánh giá một cách khách quan thực tế hơn mười năm đổi mới vừa qua, nước ta đã thu được những thành tựu to lớn về các mặt kinh tế - chính trị - xã hội như: nền kinh tế nước nhà đã có những chuyển mình đáng kể, Đảng và Nhà nước kiên định đi lên con đường Chủ nghĩa xã hội, tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và trật tự công bằng xã hội điều đó thể hiện vai trò tích cực và tính hiệu quả của quản lý Nhà nước. Nhưng bên cạnh đó còn bộc lộ không ít những yếu kém và hạn chế, cụ thể: Tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực, kinh tế phát triển chưa ngang tầm với các nước trong khu vực, quản lý nhà nước về kinh tế còn yếu do hệ thống pháp luật và chính sách chưa đồng bộ, chưa nhất quán, việc thực hiện chưa nghiêm Để khắc phục và giải quyết những vấn đề này không thể một sớm một chiều mà cần từng bước tìm ra nguyên nhân sâu xa để từ đó đề ra những biện pháp đồng bộ và phù hợp.
    Bằng những kiến thức đã học trong chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước chương trình Chuyên viên chính, trong tiểu luận này tôi xin được đề cập đến một tình huống thực tế đã diễn ra tại nơi tôi cư trú để chứng tỏ một trong những vấn đề vừa nêu. Đó là: “Quản lý nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng ở dự án kè Hồ Tây”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...