Tiểu Luận bài tập tình huống môn tố tụng hình sự nhóm 9đ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu bài tập tình huống môn tố tụng hình sự nhóm 9đ
    Giới thiệu chung

    A và B đánh D gây thương tích. Kết luận giám định xác định tỉ lệ thương tật là 27%. Ông C là bố của D làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và kết thúc điều tra đối với A và B về tội cố ý gây thương tích. Viện kiểm sát cấp huyện đã ra quyết định truy tố A và B về tội cố ý gây thương tích theo Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. (Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án này, A, B và D đều trên 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi).
    Câu hỏi:
    1. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán phát hiện trong giai đoạn điều tra, bị can A không có người bào chữa. Thẩm phán phải giải quyết như thế nào? Tại sao?
    2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nhận được tin báo A đã trốn khỏi địa phương còn B có biểu hiện của bệnh tâm thần. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao?
    3. Giả sử trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, bị cáo B yêu cầu thay đổi Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa. Yêu cầu này sẽ được Tòa án giải quyết như thế nào? Tại sao?
    4. Giả sử trong giai đoạn điều tra, A và B đều nhờ người bào chữa nhưng đến ngày mở phiên tòa, chỉ có người bào chữa của B có mặt còn người bào chữa cho bị cáo A vắng mặt và có gửi bản bào chữa cho Tòa án. Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao?
    5. Giả sử trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án nhận được đơn của D xin không đưa A và B ra xét xử. Tòa án phải giải quyết như thế nào? Tại sao?
    6. Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, người bào chữa của B xuất trình một tài liệu khẳng định khi thực hiện hành vi gây thương tích cho D thì B chưa đủ 16 tuổi. Tài liệu này không thể xác minh tại phiên tòa được. Hội đồng xét xử sơ thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao?
    7. Giả sử Hội đồng xét xử sơ thẩm áp dụng Khoản 1 Điều 104 BLHS tuyên phạt tù các bị cáo. Ông C kháng cáo yêu cầu áp dụng Khoản 2 Điều 104 BLHS. Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết như thế nào và tại sao, nếu:
    a. Có căn cứ chuyển sang Khoản 2 Điều 104 BLHS;
    b. Không có căn cứ áp dụng Khoản 2 Điều 104 BLHS vì hành vi của A và B chỉ cấu thành tội phạm theo Khoản 1 Điều 104 BLHS nhưng có căn cứ xác định khi thực hiện tội phạm thì B chưa đủ 16 tuổi.
    8. Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, B cung cấp tài liệu xác định Thẩm phán tiến hành tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm là người thân thích của D. Hội đồng xét xử phải giải quyết thế nào nếu chứng minh tài liệu mà B cung cấp là chính xác?
    9. Giả sử chỉ có A kháng cáo xin giảm hình phạt, VKS cùng cấp kháng nghị bản án sơ thẩm đề nghị tăng hình phạt với B. Tại phiên tòa A rút toàn bộ kháng cáo của mình, Hội đồng xét xử xác định kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ. Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao?
    10. Giả sử sau khi bản án bị kháng cáo phúc thẩm, ông C làm đơn rút yêu cầu khởi tố của mình, Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết thế nào? Tại sao?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...