Tiểu Luận Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính khóa III năm 2012: hoạt động đối ngoại Quốc phòng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TĂNG CƯỜNG HƠN NỮA CÔNG TÁC PHỐI HỢP
    HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI VỚI QUỐC PHÒNG, AN NINH
    TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC TĂNG CƯỜNG HƠN NỮA CÔNG TÁC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI VỚI QUỐC PHÒNG, AN NINH TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
    1. Khái lược chung.
    2. Chiến lược đối ngoại trong thời kỳ mới.
    3. Quan điểm, mục tiêu.
    4. Nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại trong tình hình mới.
    II. MỘT SỐ NỘI DUNG TĂNG CƯỜNG HƠN NỮA CÔNG TÁC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI VỚI QUỐC PHÒNG, AN NINH TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
    1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật làm cơ sở cho quá trình chiến lược đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh.
    2. Không ngừng đổi mới phương thức đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh.
    3. Chiến lược đối ngoại gắn với quốc phòng trong xác định mục tiêu; tổ chức và quy tụ và sắp xếp lực lượng và lựa chọn các giải pháp thực hiện. Trong giai đoạn hiện nay cần làm tốt công tác nghiên cứu chiến lược, phân tích thông tin, dự báo tình hình.
    4. Góp phần giải quyết thoả đáng mâu thuẫn mở rộng hợp tác để phát triển với đảm bảo quốc phòng, an ninh: Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc.
    5. Tập hợp lực lượng, phân hoá kẻ thù.
    6. Quán triệt phương châm vừa hợp tác, vừa đấu tranh.
    7. Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ.
    8. Công tác biên giới lãnh thổ: Công tác quản lý Nhà nước về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
    III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    1. Kết luận.
    2. Đề xuất, khuyến nghị.
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    MỞ ĐẦU
    Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo đến nay đã được 25 năm. Với đường lối đúng đắn, sự lãnh đạo sáng suốt cùng với sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, sự nghiệp đổi mới đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, kinh tế tăng trưởng khá. Văn hoá xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường" (1). Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, được bầu làm Uỷ viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thì uy tín và vai trò của Việt Nam ngày càng có ảnh hưởng tốt hơn trên trường quốc tế và khu vực. Thực tế cũng cho thấy, công tác phối hợp hoạt động Đối ngoại với hoạt động quốc phòng, an ninh là một yếu tố khách quan, có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Nếu làm tốt công tác quốc phòng, an ninh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối ngoại, ngược lại công tác đối ngoại thực hiện tốt sẽ tạo ra được một môi trường quan hệ, hợp tác hữu nghị, hoà bình tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước tập trung phát triển kinh tế xã hội tạo cơ sở tiền đề cho việc tích luỹ cơ sở vật chất, tiềm lực quốc gia, góp phần nâng cao và tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động quốc phòng, an ninh. Đồng thời, kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường hoạt động đối ngoại và phối hợp hoạt động đối ngoại với tăng cường quốc phòng an ninh là nhu cầu khách quan, là chủ trương nhất quán, xuyên suốt và có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của Đảng, Nhà nước ta. Trong tình hình, bối cảnh thế giới và khu vực hiện nay có nhiều biến động hết sức phức tạp và tình hình đất nước có sự phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thì việc kết hợp hoạt động đối ngoại với hoạt động phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh càng trở nên cấp thiết. Sự kết hợp chặt chẽ công tác đối ngoại với quốc phòng, an ninh đã tạo ra môi trường hoà bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển; giữ vững ổn định chính trị xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sự phát triển của nền kinh tế xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại, quốc phòng, an ninh.
    Bên cạnh đó hoạt động đối ngoại của các quốc gia nói chung và của nước ta nói riêng luôn luôn tồn tại, vận động song hành cùng với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Mỗi khi công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc thay đổi trong thực tiễn, thì các hoạt động đối ngoại cũng phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và xu thế của thời đại. Vì vậy, quá trình nhận thức, vận dụng chiến lược đối ngoại, hoạt động ngoại giao kết hợp với quốc phòng an ninh vào thực tiễn phải hết sức linh hoạt, sáng tạo và giữ vững nguyên tắc bảo vệ lợi ích quốc gia, tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Qua nghiên cứu, học tập 12 chuyên đề chính và các chuyên đề bổ trợ về quốc phòng, an ninh cho đối tượng 2 khoá 15 tại Học viện Chính trị, là một cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về biên giới lãnh thổ, tôi nhận thức sâu sắc và rõ hơn về nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Trong phạm vi bản thu hoạch này tôi tập trung vào việc phân tích "Đẩy mạnh công tác phối hợp hoạt động đối ngoại với quốc phòng, an ninh trong tình hình hiện nay”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...