Tiểu Luận Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính khóa III năm 2012 : đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên tình huống: Hoàn thiện Hệ thống QLNN về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

    LỜI NÓI ĐẦU


    Có thể nói cán bộ, công chức nhà nước có một vai trò hết sức quan trọng trong nền hành chính quốc gia. Toàn bộ đội ngũ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước tạo thành một nguồn lực lớn - nguồn nhân lực, phục vụ cho quá trình tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Ở nhiều quốc gia, đổi mới công tác đào tạo và phát triển đội ngũ CBCC là một trong những nội dung trọng tâm của công cuộc cải cách hành chính nhà nước. Đào tạo - phát triển đội ngũ CBCC nhằm tạo sự phát triển về năng lực làm việc của CBCC, thông qua đó tăng cường chất lượng dịch vụ hành chính công.
    Đất nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cần phải có một đội ngũ cán bộ, công chức trung thành với chủ trương đường lối của Đảng, đủ phẩm chất và bản lĩnh chính trị, có năng lực về lý luận, pháp luật, chuyên môn, có nghiệp vụ hành chính và khả năng thực tiễn để thực hiện công cuộc đổi mới.
    Thực tế cho thấy đội ngũ CBCC ở nước ta nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng, được đào tạo trong cơ chế trước đây còn thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết, nhất là về hệ thống quản lý Nhà nước, hệ thống pháp luật và kỹ thuật, nghiệp vụ hành chính nhà nước để quản lý một nền kinh tế, nhất là trong điều kiện quan hệ quốc tế ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận CBCC chưa đạt được trình độ chuyên môn đào tạo theo tiêu chuẩn ngạch bậc, do đó nhu cầu đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ là tất yếu và rất cần thiết.
    Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến công tác ĐTBD CBCC, đã ban hành các văn bản cụ thể quy định, hướng dẫn về công tác ĐTBD CBCC, đã dành một khoản kinh phí đáng kể cho công tác ĐTBD CBCC ở trong và ngoài nước. Hệ thống thể chế và các chế độ, chính sách về ĐTBD CBCC được bổ sung và hoàn thiện. Nhờ đó CBCC có điều kiện để học tập nhiều hơn, nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, tư tưởng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
    Tuy nhiên thực tế cho thấy hệ thống các văn bản nhà nước quy định về công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh, nhất là các văn bản quy định về hệ đào tạo vừa học vừa làm (hệ tại chức) vẫn còn nhiều bất cập, chưa có những quy định cụ thể về đối tượng và trình tự thủ tục, cũng như điều kiện theo học. Công tác quy hoạch, kế hoạch ĐTBD CBCC cũng chưa được chú trọng, kế hoạch chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của các đơn vị.
    Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên tôi đã tích cực tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và mạnh dạn lựa chọn đề tài "Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức" để làm tiểu luận tình huống lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính năm 2010. Đây là một vấn đề đang tồn tại trong công tác đào tạo CBCC, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do cơ chế chính sách, hệ thống đào tạo và cả yếu tố chủ quan của CBCC. Trong phạm vi của đề tài tôi mong muốn đưa ra được những đóng góp thiết thực để hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về công tác ĐTBD CBCC góp phần nâng cao chất lượng đào tạo CBCC đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi trong giai đoạn hiện nay.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm các phần:
    I. Nội dung tình huống
    II. Phân tích tình huống
    III. Xử lý tình huống
    IV. Kiến nghị
    Do điều kiện thời gian và thời lượng kiến thức còn hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô để đề tài có ý nghĩa thực tiễn hơn.

    I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

    1.1. Hoàn cảnh ra đời tình huống.
    Đầu năm 2009, tôi đã đến thăm một anh bạn làm trong đội văn nghệ tại trung tâm văn hoá tỉnh. Lâu ngày không gặp nhau, bạn tôi chuyện trò rất rôm rả, vui vẻ. Từ chuyện vợ, con cho đến các vấn đề cơm áo, gạo tiền, nghe ra cũng toàn những điều bức xúc cả . Khi thấy anh bạn vốn nhanh mồm nhanh miệng đã liến thoắng gần hết mươi câu chuyện, tôi mới hỏi: Thế công việc của cậu dạo này vẫn ổn chứ, có gì thay đổi không?
    Anh bạn tôi à lên một tiếng rồi tiếp tục: - Cậu hỏi mình mới nhớ, mình cũng đang định nhờ cậu tư vấn đây, bạn tôi bỗng trở nên đăm chiêu: tháng trước mình mới thi đỗ tị chức, học tại trường Đại học văn hoá, mỗi tháng học 10 ngày, đã nhập học một tuần rồi nhưng mình vẫn chưa có quyết định cử đi học của Sở (Sở Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch). Lý do Sở chưa có quyết định là đơn vị mình là tờ trình lên thì mình đã đi học rồi, nên phải để xem xét lại.
    - Thế sao cậu có kế hoạch đi học lại không báo cáo cơ quan sớm hơn? - Tôi hỏi tiếp.
    - Thật tình mình cũng muốn báo cáo nhưng lại sợ không thi được, ngại lắm, mới lại mình cũng đã hỏi rồi, đi học đại học ở cấp tỉnh không được hỗ trợ gì, khi nhập học trường cũng không yêu cầu phải có quyết định cử đi học của cơ quan quản lý, vì vậy mình cứ đi thi trước khi được thì báo cáo cơ quan đi học sau đó xin quyết định sau.
    - Bạn tôi nói tiếp: Ở các cơ quan khác mọi người vẫn thế mà, có ai xin đăng ký kế hoạch, đăng ký đi thi rồi xin quyết định xong mới đi học đâu. Nhưng dù sao mình cũng vẫn phải có được cái quyết định lưu hồ sơ cho nó yên tâm nhỡ sau này có việc gì còn có căn cứ. Kết thúc câu chuyện bạn tôi hỏi: theo cậu mình nên làm thế nào để sớm có quyết định đây?
    - Tôi trả lời: Bạn đưa hồ sơ đây mình xem nào. Bạn tôi mở ngăn kéo lấy ra bộ hồ sơ nhập học, tôi xem kỹ từng giấy tờ một.
    1.2. Mô tả tình huống
    Bạn tôi trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, hệ vừa làm vừa học năm 2009 của trường Đại học văn hoá Hà Nội, chuyên ngành Quản lý nghệ thuật, ngày nhập học và bắt đầu học tập là 01/3/2009.
    Đơn xin đi học viết ngày 28//2/2009; tờ trình của cơ quan đề nghị ra quyết định cử đi học là ngày 03/3/2009. Như vậy đến thời điểm đơn vị làm tờ trình bạn tôi đã nhập học được 02 ngày.
    Sau đó khi nghiên cứu lại các văn bản quy định của nhà nước cũng như các văn bản quy định của tỉnh, tôi không thấy có điều khoản nào quy định về việc học tập đại học của CBCC cấp tỉnh, huyện mà chỉ có chế độ trợ cấp đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đi học đại học.
    Tại Quyết định số 19/2009/QĐ - UBND ngày 28/4/2009 của UBND tỉnh Hoà Bình v/v ban hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hoà Bình, quy định cơ quan quản lý nhà nước cấp sở có quyền ra quyết định cử CBCC đi học từ hệ đại học trở xuống.
    Tại Giấy báo nhập học của Trường Đại học văn hoá Hà Nội (cũng như nhiều giấy báo nhập học của trường nói chung mà tôi biết) không có điều khoản quy định CBCC khi nhập học phải có quyết định của cơ quan quản lý như đối với hệ đào tạo cao học.
    Như vậy xuất phát từ ba nguyên nhân, do ý thức chủ quan của CBCC, do hệ thống văn bản nhà nước chưa có quy định cụ thể và từ sự thiếu chặt chẽ trong khâu tuyển sinh của các trường đại học đã dẫn đến tình huống như đã nêu trên.


    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 3
    1.1. Hoàn cảnh ra đời tình huống. 3
    1.2. Mô tả tình huống. 4
    II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 5
    2.1. Mục đích, mục tiêu xử lý tình huống. 5
    2.2. Cơ sở lý luận. 5
    2.3. Phân tích diễn biến tình huống. 6
    2.4. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình huống. 11
    2.5. Hậu quả của tình huống. 12
    III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 14
    3.1. Mục tiêu xử lý tình huống. 14
    3.2. Giải pháp xử lý tình huống. 14
    3.3. Phương án xử lý. 15
    IV. KIẾN NGHỊ 17
    4.1. Đối với Bộ Nội vụ. 17
    4.2. Đối với Sở Nội vụ tỉnh. 17
    V. KẾT LUẬN 19
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...