Đồ Án Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính khóa III: Giải quyết khiếu nại về Quyết định kỷ lu

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Khen thưởng và kỷ luật là hai mặt của quá trình giáo dục, đều được thực hiện theo quy định của pháp luật. Về mặt hình thức tuy có khác nhau, nhưng bản chất đều nhằm mục đích giáo dục con người hướng thiện. Nếu như khen thưởng là biện pháp tôn vinh danh dự, là đòn bẩy kích thích, khơi dậy tính tự giác, tích cực, tiềm năng sáng tạo của con người thì kỷ luật là biện pháp cưỡng chế, hình thức xử phạt cần thiết đối với những hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức, nhằm giáo dục, răn đe đối với cộng đồng. Trên cơ sở đó giữ vững sự đoàn kết thống nhất giữa ý chí và hành động, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong thực tiễn, khen thưởng và kỷ luật đều là những nhân tố tích cực, cả hai mặt này phải được tiến hành song song để bổ sung thúc đẩy lẫn nhau, góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức giỏi về nghiệp vụ chuyên môn và có tính tổ chức kỷ luật cao. Tránh khuynh hướng xem nhẹ kỷ luật sẽ làm cho hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước bị hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đồng thời khi tiến hành xử lý kỷ luật đối với những hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
    Khiếu nại là một quyền cơ bản của công dân, mang tính hiến định. Công dân có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại không chỉ góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân, mà còn là tiền đề cơ bản, nhằm ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chính quyền, nhất là đối với địa phương, cơ sở.
    Luật khiếu nại tố cáo ngày 02/12/1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại tố cáo ngày 15/6/2004 quy định cán bộ, công chức có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của mình.
    Việc xử lý, kỷ luật đối với cán bộ, công chức và người lao động vi phạm không phải là vấn đề mới phát sinh, mà nó đã gắn liền với công tác quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội. Hơn nữa, hệ thống pháp luật của nhà nước ta đã và đang được củng cố, bổ sung, hoàn thiện; nhưng vẫn còn những yếu tố thiếu đồng bộ, còn nhiều khe hở. Bởi vậy càng không thể xem nhẹ việc xử lý, kỷ luật và đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công dân. Thực hiện tốt điều này góp phần quan trọng vào việc giữ gìn kỷ cương, phép nước, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
    Trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước có đội ngũ công chức đa dạng, đông đảo được tuyển chọn, phân bổ thực hiện chức năng quản lý bằng nguồn lực và phương thức nhà nước, thể hiện bản chất xã hội, chức năng xã hội của nhà nước. Để đạt mục tiêu đó, cùng với cải cách bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ, cần tăng cường kỷ luật và trách nhiệm của công chức trong quản lý nhà nước.
    Kỷ luật nhà nước theo nghĩa rộng là những yêu cầu của nhà nước đối với công chức nhà nước mang tính bắt buộc thực hiện và trật tự thực hiện những yêu cầu đó. Trong quản lý nhà nước, kỷ luật được đề cập từ nhiều hướng. Một là, với ý nghĩa khách quan, kỷ luật là toàn bộ các quy tắc hành vi trong hoạt động của công chức do nhà nước ban hành, chứa đựng các quy định về hành vi được thực hiện, cấm thực hiện và về khuyến khích và xử phạt trong thực hiện hành vi. Hai là, từ góc nhìn chủ quan, kỷ luật là sự tuân thủ, sử dụng, thi hành, áp dụng đúng các quy tắc hành vi đã ban hành. Ba là, kỷ luật nhà nước liên hệ với kỷ luật của các tổ chức mà công chức nhà nước tham gia trên nguyên tắc trách nhiệm công vụ và ngoài công vụ. Như vậy, nhà nước ban hành các quy tắc hành vi, còn công chức phải hiểu và chấp hành các quy tắc ấy. Kỷ luật là sự thống nhất giữa ban hành và thực hiện. Có quy tắc thì mới có quy chuẩn để thực hiện. Nhiều quy tắc mà không thực hiện thì mọi ấn định đấy đều vô nghĩa.
    Do vậy, trước hết, phải xây dựng hệ thống quy tắc thống nhất và phù hợp với đời sống nhà nước và xã hội. Cơ quan quyền lực và hành chính nhà nước ban hành các quy phạm kỷ luật, cơ quan nhà nước các cấp nghiên cứu, vận dụng và chấp hành các quy phạm ấy trong thực tiễn. Vận dụng trên nguyên tắc không có kỷ luật riêng cho thủ trưởng cũng như người dưới quyền. Tất nhiên, từng loại chức vụ, công việc có quy định kỷ luật tương ứng. Như vậy, kỷ luật nhà nước mang tính pháp lý, liên quan đến ý thức pháp luật và sử dụng pháp luật trong quản lý nhà nước.
    Thứ hai, kỷ luật nhà nước là do tuân thủ, sử dụng, thi hành, áp dụng quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của một cơ quan, tổ chức nhà nước trong trật tự công việc, trật tự thực hiện nghiệp vụ, trật tự thực hiện quyết định. Vì vậy, pháp luật là cơ sở pháp lý của kỷ luật nhà nước, kỷ luật được thực hiện trên nguyên tắc hợp pháp. Trong chiến tranh, pháp luật có đặc thù, nên xuất hiện quan niệm chấp hành mệnh lệnh vô điều kiện. Còn trong hoà bình thì chấp hành mệnh lệnh có điều kiện, được giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Không thể đặt cấp dưới vào hoàn cảnh chấp hành mệnh lệnh trái pháp luật, làm cho họ vi phạm pháp luật nặng nề hơn.
    Thứ ba, kỷ luật được thể hiện qua bảo vệ lợi ích của nhà nước, địa phương, tổ chức và cá nhân. Công chức nhà nước có nghĩa vụ phục vụ mang tính nhà nước để đảm bảo, bảo vệ quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của các đối tượng được pháp luật quy định. Đó là nghĩa vụ trước nhân dân. Ai không tôn trọng điều này là thiếu tính kỷ luật của tổ chức nhà nước. Chậm trễ trong việc giải quyết việc của dân là thiếu kỷ luật, tệ hại hơn là dựa vào lý do khách quan để trì hoãn. Muốn trở thành người có kỷ luật nhà nước, theo cách nói của phương Tây, là hãy bỏ lại tất cả những gì gắn với cá nhân, tổ chức, tôn giáo, vùng, miền mà mình tham gia ở ngoài công sở, để trong công vụ chỉ còn động theo pháp luật và đạo đức công vụ.
    Thứ tư, chấp hành mệnh lệnh hợp pháp, hợp lý là có kỷ luật. Nhưng cần lưu ý rằng đặt con người và quan hệ chấp hành mệnh lệnh của quyền lực thường gây cho họ cảm giác mất tính độc lập của nhân cách. Cần làm rõ bản chất trực thuộc trong quản lý nhà nước dân chủ không phải là sự trực thuộc của một con người vào người khác, mà là vào sự nghiệp chung của xã hội; vì thế cần biết cách thực hiện sự trực thuộc bằng tinh thần tự quản và văn hoá cá nhân. Nô lệ cá nhân vào cá nhân không đồng nghĩa trực thuộc trong quyền lực nhà nước. Có được quyền lực nhờ uy tín khác hẳn có uy tín nhờ quyền lực. Người ta có thể mến mộ mà không tôn trọng, có thể không mến mộ, không tôn trọng mà chỉ sợ hãi. Trong quản lý nhà nước nhiều khi kỷ luật hiện hữu do người ta sợ. Đó là cái gì ở bên ngoài không làm xuất hiện nhiệt tình của con người. Trong quan hệ giữa thủ trưởng và nhân viên có thể không hoà hợp, có thể do tự ái, tự kiêu, không muốn dưới quyền người khác. Điều này có thể khắc phục dần. Nếu tính cách không hợp nhau thì nên tách họ ra. Lãnh đạo khi ra mệnh lệnh cần nghĩ đến nhân cách của người nhận lệnh để tránh đụng độ về tâm lý. Không nên đề cao mình bằng cách hạ uy tín của người khác. Thật công phu và lâu dài mới có môi trường kỷ luật, còn phá vỡ nó thì khá nhanh chóng. Đòi hỏi công chức phục vụ nhà nước, chứ không phục tùng thủ trưởng bất kỳ lúc nào và ở đâu. Trước thủ trưởng mọi cá nhân dưới quyền không cảm thấy mình nhỏ mọn và tự thủ tiêu bản lĩnh của mình.
    Quy phạm kỷ luật được áp dụng đối với công chức từ khi xuất hiện quan hệ phục vụ nhà nước giữa họ với cơ quan, tổ chức nơi họ thực thi công vụ. Phạm vi của kỷ luật nhà nước chỉ trong công vụ, không chi phối đời tư hoặc việc thực hiện nghĩa vụ công dân của họ. Quy phạm kỷ luật bắt buộc đối với tất cả công chức. Do phạm vi ảnh hưởng của vi phạm kỷ luật thì lãnh đạo phải chịu kỷ luật nặng hơn nhân viên.
    Hình thức kỷ luật trong quản lý nhà nước có đặc trưng khác biệt với quản trị của các tổ chức xã hội là ở sự thực hiện chức năng của nhà nước bằng quyền lực nhà nước. Đó là trật tự với hệ thống thủ tục nghiêm ngặt gắn với pháp luật và uy tín pháp lý của nhà nước. Các quy phạm, quy tắc điều chỉnh hành vi công vụ tạo thành kỷ luật phục vụ nhà nước. Theo đó, mỗi công chức phải hoàn thành chức năng ở một địa điểm, trong một thời hạn và bằng những phương pháp do pháp luật quy định phù hợp với lượng thẩm quyền được trao. Vì vậy, trước tiên cần quy chế hoá chức vụ và từ đó vi phạm kỷ luật phục vụ sẽ có hình thức kỷ luật khác nhau theo địa vị của từng chức vụ. chức danh.
    Thực hiện pháp lệnh cán bộ, công chức, trong những năm qua các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thuận Châu rất coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trình độ chuyên môn cao, tận tuỵ phục vụ nhân dân, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Tuy nhiên, trong quá trình thực thi công việc có những cán bộ, công chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện thường xuyên nên đã vi phạm kỷ luật lao động và bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật buộc thôi việc.
    Đây là một vụ việc xảy ra tại huyện Thuận Châu, có tính nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức xã; họ cho rằng quyết định kỷ luật của cấp có thẩm quyền là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình; do đó cần được quan tâm giải quyết kịp thời để được nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Hành chính Nhà nước tại cơ sở, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong tình huống này có một số chi tiết được hư cấu, song cơ bản gần với thực tiễn đã xảy ra, do đó xin phép không nêu đích danh.



    MỤC LỤC

    Trang
    - Lời nói đầu .1
    I- NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 6
    1.1.Hoàn cảnh ra đời của tình huống .6
    1.2.Mô tả tình huống 6
    II- PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG . 9
    2.1.Mục tiêu phân tích tình huống .9
    2.2.Cơ sở lý luận 9
    2.3.Phân tích diễn biến, nguyên nhân, hậu quả của tình huống.10
    III- XỬ LÝ TÌNH HUỐNG .14
    3.1.Mục tiêu xử lý tình huống .14
    3.2.Đề xuất phương án xử lý tình huống 14
    3.3.Lựa chọn phương án xử lý tình huống . 16
    IV- KIẾN NGHỊ 18
    4.1.Kiến nghị với Đảng, Nhà nước 18
    4.2.Kiến nghị với cơ quan chức năng 18
    V- KẾT LUẬN 20
    - Tài liệu tham khảo .21
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...