Tiểu Luận Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính khóa II: Vi phạm băng đĩa hình tại Phú Thọ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Văn hoá Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước ., là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
    Nghị quyết Trung ương 5- khoá VIII của Đảng đã xác định rõ văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, lĩnh vực cụ thể của văn hoá được đề cập trong mối quan hệ với kinh tế, chính trị, xã hội và cùng với các lĩnh vực này tạo nên sự phát triển toàn diện của xã hội mà mục tiêu chúng ta xây dựng "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Hơn bất cứ lĩnh vực nào, văn hoá là lĩnh vực yêu cầu cần có sự lãnh đạo, quản lý thống nhất của nhà nước.
    Trong thời đại hiện nay với xu thế hội nhập và mở cửa, nền kinh tế thị trường có tác động rất lớn đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự xâm nhập của văn hoá độc hại, không phù hợp với truyền thống văn hoá, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, du nhập lối sống hưởng thụ, cá nhân đặc biệt là đối với tầng lớp thanh niên. Trước những vấn đề Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách thích hợp kịp thời bổ sung, điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh cho phù hợp để phát triển đất nước.
    Trong những năm qua nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác văn hoá đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cho hoạt động, quản lý, kinh doanh dịch vụ văn hoá phát triển cụ thể. Nghị định 87/1995/NĐ - CP ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ. Nghị định 88/2002/NĐ - CP ngày 7 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu văn hoá phẩm không nhằm mục đích kinh doanh; Nghị định 11/2006/NĐ - CP ngày 13 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động Văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; Nghị định 56/2006/NĐ - CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin . để thực hiện quản lý, phát triển các hoạt động văn hoá - thông tin trên toàn quốc.
    Quản lý văn hoá là một lĩnh vực có đặc thù riêng không chỉ thực hiện mệnh lệnh hành chính mà còn phải mang tính định hướng, giáo dục, vận động và thuyết phục trên cơ sở các chủ trương của Đảng, các cơ chế chính sách của Nhà nước.
    Qua thực tế cho thấy, bất chấp mọi nỗ lực của các ngành, các cấp trong cuộc chiến băng đĩa lậu trong thời gian qua, thực trạng băng đĩa lậu không hề thuyên giảm, không hề sợ sệt mà vẫn bành trướng, hoạt động có qui mô lớn, tổ chức chặt chẽ hơn như thách thức luật pháp và dư luận, chẳng hạn như vụ ngày 27/09/2006, cửa hàng băng đĩa số 59A Trần Hưng Đạo, Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh phát hiện một kho tàng trữ đĩa lậu tới hơn 100.000 đĩa . Để ngăn chặn thực trạng này, thanh tra ngành Văn hoá,Thể thao và Du lịch cũng tiến hành đồng loạt trong cả nước việc thanh tra cấp giấy phép hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá tại các cơ quan quản lý thuộc Bộ và các Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch.
    Năm 2009, ngành văn hoá toàn quốc đã tiến hành kiểm tra 20,428 lượt cơ sở kinh doanh và hoạt động dịch vụ văn hoá, phát hiện 5266 cơ sở vi phạm, trong đó phát hiện 7 trường hợp in, nhân bản băng đĩa trái phép, xử phạt 6.631.852.000 đồng. Ngoài ra, thanh tra văn hoá các cấp đã phối hợp với các cơ quan chức năng, phát hiện nhiều vụ vi phạm với qui mô lớn tổ chức in, nhân bản CĐ, VCD, DVD (trong đó có cả đĩa khiêu dâm, đồi trụy) thu giữ hơn 400kg nhãn mác, 287.400 đĩa giá trị hàng tỷ đồng. Năm 2009, thanh tra ngành văn hoá Tỉnh Phú Thọ tiến hành kiểm tra 31 đại lý băng đĩa hình, thu giữ 5.339 băng đĩa vi phạm, trong đó chủ yếu là đĩa không tem nhãn có nội dung xấu, tiêu huỷ tại chỗ 3.500 đĩa CD, VCD, xử phạt hành chính 19.000.000 đồng các trường hợp vi phạm.
    Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra đối với tất cả lĩnh vực hoạt động văn hoá và đặc biệt là hoạt động kinh doanh băng đĩa hình ở tỉnh Phú Thọ cũng như các tỉnh thành trong cả nước là phải tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, để góp phần tích cực ngăn chặn vi phạm băng đĩa lậu, làm trong sạch đời sống xã hội cộng đồng.
    Trên cơ sở kiến thức về quản lý Nhà nước được các thầy,cô trang bị qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính, vận dụng vào tình hình thực tế ở địa phương, xuất phát từ thực tiễn đạt ra cho công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hoá, trong khuôn khổ cho phép và kinh nghiệm của bản thân, dưới đây tôi xin đề cập tới một trong những tình huống vi phạm hiện nay trong hoạt động kinh doanh băng - đĩa hình thường hay gặp ở địa phương. Mong được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo để bản thân tôi tiếp tục hoàn thiện việc quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá thống nhất tại tỉnh Phú Thọ.
    I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG.
    1.1. Hoàn cảnh ra đời.
    Thực hiện kế hoạch kiểm tra liên ngành, thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, phối hợp với Công an tỉnh trong đợt ra quân kiểm tra, phát hiện xử lý các chủ hộ kinh doanh băng đĩa hình, đã tiến hành kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh của tất cả các Đại lý bán và cho thuê băng - đĩa hình trên địa bàn toàn tỉnh.
    1.2. Mô tả tình huống.
    Ngày 20/06/2009 Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra tại cửa hàng đại lý Bán và cho thuê băng - đĩa hình số 5 thuộc tổ 12 phường X của tỉnh, bà Đỗ Thị Lan (địa danh và tên người đã được thay đổi theo yêu cầu của các đương sự) là chủ cửa hàng có mặt trực tiếp tại cửa hàng. Sau khi các cán bộ có thẩm quyền trong đoàn kiểm tra nội dung và các công việc cần tiến hành kiểm tra của đoàn. Đoàn kiểm tra yêu cầu bà Đỗ Thị Lan cho kiểm tra Giấy phép hành nghề kinh doanh dịch vụ văn hoá và Giấy phép Đăng ký kinh doanh dành cho hộ cá thể, bước đầu kiểm tra các giấy tờ nêu trên không phát hiện có dấu hiệu vi phạm. Đoàn kiểm tra sau tiếp tục kiểm tra kỹ từng nội dung đã phát hiện cửa hàng bán và cho thuê băng đĩa hình số 5 có hành vi kinh doanh trái với quy định của pháp luật, cụ thể có 96 đĩa nhạc, đĩa hình không có tem kiểm soát, phát hành của Cục BDNT và Trung tâm phát hành phim và CB tỉnh. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu bà Đỗ Thị Lan giải trình về nguồn gốc số băng đĩa trên, bà Lan thừa nhận thiếu hiểu biết pháp luật trong lĩnh vực này nên thấy giá rẻ đã nhập số đĩa trên của chủ kinh doanh băng đĩa ở Lạng Sơn về bán kiếm lời. Trong quá trình đoàn tiến hành kiểm tra, bà Đỗ Thị Lan luôn tỏ ra có thái độ hợp tác, tự nguyện khai báo và thành thật hối lỗi và đây cũng là vi phạm lần đầu của cửa hàng này.
    Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin về hành vi: Mua bán và cho thuê băng đĩa hình không tem nhãn với số lượng là 96 đĩa và tạm thu Giấy phép hành nghề kinh doanh dịch vụ văn hoá số 28/GP do Sở VHTT cấp ngày 25/9/2007 đối với chủ cửa hàng là bà Đỗ Thị Lan và yêu cầu đúng 8 giờ ngày 22/9/2008 có mặt tại thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để giải quyết tiến hành niêm phong tang vật chuyển về trụ sở thanh tra Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.


    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG. 4
    1.1. Hoàn cảnh ra đời. 4
    1.2. Mô tả tình huống. 4
    II. PHÂN TÍCH, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 5
    2.1. Mục tiêu:. 5
    2.2. Cơ sở lý luận. 6
    2.3. Phân tích diễn biến tình huống:. 9
    2.4. Nguyên nhân:. 11
    2.5. Hậu quả của tình huống. 12
    2.6. Phương án, biện pháp giải quyết tình huống. 12
    III. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 17
    3.1. Kiến nghị. 17
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...