Tiểu Luận Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính HVHC:Xây dựng nhà ở sai giấy phép

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
    LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH
    ==================
    TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ

    XÂY DỰNG NHÀ Ở SAI GIẤY PHÉP VÀ VIỆC CHIẾM DỤNG PHẦN KHÔNG GIAN

    MỞ BÀITrong thời kì bao cấp, vốn đầu tư của Nhà nước cho xây dựng nhà ở còn hạn chế, các nhà ở thuộc sở hữu tư nhân cũng ít được sửa chữa, mở rộng do sự quản lý của Nhà nước về vật liệu xây dựng và ảnh hưởng của chiến tranh nên bộ mặt đô thị ở nước ta hay đổi chậm. Từ giữa thập kỉ 80, sau khi chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì đô thị hóa là một quá trình phát triển kinh tế - xã hội mang tính tất yếu của lịch sử phát triển xá hội loài người. Quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh, không chỉ tập trung ở các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở hầu hết các thành phố, thị xã trong cả nước. Đến nay trên khắp đất nước các đô thị được cải tạo, mở rộng quy mô diện tích, nhà ở của người dân được cải tạo đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình phát triển đô thị nói chung, xây dựng nhà ở nói riêng còn nhiều vấn đề bất cập. Chất lượng xây dựng còn có những công trình chất lượng chưa đảm bảo, định hướng quy hoạch phát triển đô thị còn chậm, tùy tiện chưa gắn kết quy hoạch phát triển đô thị với việc giữ gìn bản sắc văn hóa, kiến trúc truyền thống nên chưa phù hợp với hài hòa cảnh quan đô thị.
    Trong quá trình đô thị hóa, vấn đề xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà là nhu cầu cần thiết của người dân, và cũng là vấn đề các cấp chính quyền cần quan tâm. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và cải tạo nhà ở đô thị hiện nay, tình trạng xây nhà không phép, sai phép, lấn chiếm đất công, không tuân thủ các quy định về quy hoạch, kiến trúc diễn ra khá phổ biến trong phạm vi cả nước. Nhiều gia đình không nắm được quy trình tiến hành nên rất lúng túng. Điều này có thể dẫn đến những bất trắc về giấy phép, xây không đúng quy định chung hoặc không phù hợp với yêu cầu. Một điều đáng phấn khởi là các công trình xây dựng nhà ở của dân có giấy phép dần theo hàng năm do những tiến bộ về cải cách thủ tục cấp phép xây dựng và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, tuy nhiên tỷ lệ có giấy phép chưa cao. Theo thanh tra sở xây dựng Hà Nội, năm 2008 tỷ lệ xây dựng đúng giấy phép là 50% tổng số công trình xây dựng, thanh tra xây dựng đã lập biên bản xử lý trên 6000 vụ, trong đó có khoảng 563 vụ là xây dựng sai phép, 3.426 vụ xây dựng không phép, trên 2000 vụ xây dựng trái phép.
    Sau khi Luật Xây dựng có hiệu lực, việc hướng dẫn về giấy phép xây dựng theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương đã giúp cho công tác cấp giấy phép xây dựng đạt được những kết quả tích cực. Theo đó, tỷ lệ số công trình xây dựng có giấy phép tăng dần qua các năm, từ 71% năm 2005 lên 92% năm 2009. Bên cạnh đó, tỷ lệ số công trình xây dựng sai phép cũng giảm dần từ 22% năm 2005 xuống còn 3,2% năm 2009.
    Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2009, TP Hà Nội có 319 công trình xây dựng không phép và sai phép thì Thành phố cùng quận, huyện phải xử lý cưỡng chế tới 318 trường hợp.
    Tiểu luận tập trung phân tích, xử lý tình huống về “Xây dựng nhà ở sai giấy phép và việc chiếm dụng phần không gian” đây là một ví dụ về hiện tượng phổ biến cho thấy người dân khi xây dựng và cải tạo nhà ở nếu vì lợi ích cá nhân để cố tình lẩn tránh quy định của cơ quan quản lý xây dựng đô thị thì không chỉ vi phạm các quy định quản lý Nhà nước về quy hoạch và quản lý đô thị mà còn gây ra mất an ninh, trật tự.









    PHẦN INỘI DUNG TÌNH HUỐNG1- Bối cảnh chung của tình huống Quá trình hình thành và phát triển quỹ nhà ở Hà Nội từ sau ngày giải phóng Thủ đô năm 1954 đến nay có thể chia ra làm 2 giai đoạn chính: giai đoạn 1 từ sau giải phóng Thủ đô đến giữa năm 1980 (trong thời kì bao cấp), giai đoạn 2 từ giữa năm 1980 đến nay (thời kì đổi mới nền kinh tế thì trường định hướng xã hội chủ nghĩa).
    Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì quá trình đô thị hóa và xây dựng nhà ở diễn ra rất nhanh tạo cho bộ mặt Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung những thay đổi đáng phấn khởi. Điều kiện về nhà ở của người dân được cải thiện về diện tích và tiện nghi. Cơ chế thị trường đã mang lại cho người dân quyền tự chủ, thuận tiện trong việc xây dựng, mua bán, chuyển nhượng nhà ở trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
    Tuy nhiên, do các văn bản quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng còn thiếu, chưa chặt chẽ và sự hiểu biết, chấp hành pháp luật của người dân về các quy định trong việc xây dựng, cải tạo nhà ở còn hạn chế, nên việc cải tạo, xây dựng nhà ở của người dân, đặc biệt là khu phố cổ, trung tâm Hà Nội (nơi có mật độ xây dựng cao, dân cư đông đúc) thường vi phạm các quy định về quy hoạch, xây dựng và trật tự đô thị, hiện tượng xây dựng không phép, trái phép, lấn chiếm đất công, lấn chiếm phần không gian chung là khá phổ biến.
    2. Các nội dung chính của tình huốngNăm 1960, gia đình ông Hoàng Văn Long mua 01 căn nhà cấp 4, mặt nhà ở 74 Phố Thợ Nhuộm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Gia đình thuộc diện gia đình chính sách có 01 người con trai cả là liệt sỹ trong kháng chiến chống Mỹ. Căn nhà ông Long mua có diện tích 30m2, mặt nhà có bề ngang 3m, chiều dài nhà là 10m, phía bên trái và sau lưng giáp với các hộ khác, riêng phía bên phải giáp với ngõ đi chung của các hộ dân trong số nhà 72. Ngôi nhà 72 vốn là một biệt thự xây 2 tần, mái ngói từ thời Pháp có diện tích 117m2, với bề ngang 6,5, chiều dài 18m, bao gồm 1 ngôi nhà 2 tầng, mái ngói phía ngoài mặt đường có diện tích 36m2, rộng 4m, dài 9m (gọi là căn phòng A), ngõ đi bên phải có bề ngang 2,5m, dài 12m, phía trong là 1 ngôi nhà mái ngói 2 tầng có diện tích 24m2, rộng 4m, dài 6m (gọi là căn phòng B), bên trái vốn là gara ôtô trước đây có diện tích 15m2, rộng 2,5m, dài 6m (gọi là căn phòng C), giữa 2 ngôi nhà là cầu thang để lên tầng 2 của cả hai ngôi nhà và công trình phụ. Chủ sở hữu ngôi nhà là bố, mẹ bà Phạm Thu Huế bị quy là tư sản trong những năm 1954 – 1956 nên đã làm giấy hiến cho Nhà nước căn buồng A tầng 1 mặt đường có diện tích 36m2 (hiện nay là trụ sở dân phòng ANTT của phường phố Thợ Nhuộm) và ngôi nhà phía trong Nhà nước phân cho 2 gia đình ở tại tầng 1 và tầng 2 của ngôi nhà và 1 gia đình cải tạo gara ôtô trước đây để ở.Hai trong ba hộ này đang làm thủ tục để mua nhà theo Nghị định 61 ký ngày 5/7/1994 của Chính phủ. Còn hiện tại hiện nay gia đình bà Phạm Thu Huế ở tại căn buồng 36m2 ở tầng 2, ngôi nhà có 2 cửa sổ (với kích thước 1,5m chiều cao và 1m chiều rộng) quay ra ngõ đi chung của số nhà 72. Nhà của ông Long có cửa chính ở mặt phố Thợ Nhuộm, năm 1987 khi ông Long tổ chức xây dựng gia đình cho con trai thứ 3 đã đề nghị với bà Huế và các hộ gia đình ở số nhà 72 cho mở một cửa đi phụ (rộng 0,8m, cao 1,2m) vào nhà từ ngõ chung của số nhà 72. Ông Long có làm giấy cam kết khphôi nào các hộ ở số 72 có yêu cầu thì sẽ lấp lại cửa đi ra ngõ 72. Tuy nhiên, gia đình ông Long vẫn sử dụng cửa đi phụ này từ năm 1987 đến nay. Đến đầu năm 2003, do tình trạng nhà quá dột nát và bản than gia đình ông Long có dành dụm được tiền nên ông Long làm thủ tục gửi tới UBND phường phố Thợ Nhuộm xin phép xây dựng lại ngôi nhà thành nhà 3 tầng mái bê tông. Trong bản thiết kế xây dựng, ông Long vẫn giữ nguyên cửa đi phụ ra ngõ 72 theo kích thước hiện trạng cũ.
    Sau khi thụ lý, kiểm tra hồ sơ nhà đất của số nhà 74 cùng hồ sơ thiết kế xây dựng nhà mới, xét ngôi nhà 74 phố Thợ Nhuộm của ông Long tại thời điểm cấp phép xây dựng không có trách (có chữ kí của hộ liền kề), nằm trong khu vực được phép cải tạo, xây dựng với chiều cao hạn chế. Phòng xây dựng quận đã trình UBND quận Hoàn Kiếm cấp phép xây dựng nhà 2 tầng cho gia đình ông Long. Ngày 16/3/2003, UBND quận Hoàn Kiếm đã cấp giấy phép xây dựng số 70/GPXD-UB cho phép ông Long được cải tạo, xây dựng mới căn nhà 3 tầng có diện tích 30m2 ở 74 phố Thợ Nhuộm như bản vẽ thiết kế và đơn xin cấp phép, đồng thời yêu cầu trong quá trình xây dựng, ông Long phải tuân thủ các quy tắc xây dựng sau: Đảm bảo xây dựng đúng theo bản thiết kế đã được phê duyệt; đảm bảo an toàn, vững chắc kết cấu, chất lượng công trình xây dựng và các công trình liền kề; đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trong thi công xây dựng, khi cần thay đổi thiết kế thì ông Long phải xin phép cơ quan cấp phép cho phép điều chỉnh thì mới được phép thực hiện.
    Tháng 9/2003, ông Long tiến hành xây dựng.Tuy nhiên trong quá trình xây dựng, ông Long đã không thực hiện theo đúng thiết kế được phê duyệt. Sauk hi xây dựng tầng 1 (với cửa đi như trước đây), lên tầng 2 ông Long đã xây sàn bằng bê tông cốt thép có kích thước chiều dài là 10m, chiều rộng 3,9m (nghĩa là xây sàn tầng 2 vươn ra ngõ 72 là 0,9m) cùng 2 cửa sổ có kích thước 1,5m chiều cao và 0.9m chiều rộng quay ra ngõ cửa số nhà 72, gần đối diện với 2 cửa sổ nhà bà Huế. Việc xây nhà ra ngõ đi chung của số nhà 72 và trổ 2 cửa sổ của nhà ông Long sang ngõ chung của số nhà 72 đã gây bất bình trong gia đình cà Huế và các hộ trong số nhà 72. Bà Huế và các hộ trong số nhà 72 đã tổ chức cuộc họp với ông Long với yêu cầu không được lấn sang ngõ của số nhà 72 và xây lấp 2 cửa sổ trên tầng 2. Tuy nhiên ông Long không chấp thuận yêu cầu trên và tiếp tục cho xây tiếp tầng 3 như tầng 2 với lý do nhà ông Long có bề ngang hẹp (chỉ có 3m) nên phải mở rộng them bề ngang ở tầng 2 và tầng 3 là không gian chung của 2 số nhà 72 và 74 và việc đó cũng không gây ảnh hưởng gì đến việc đi lại của các hộ ở trong số nhà 72.
    Bà Huế sau nhiều lần yêu cầu ông Long tự tháo dỡ không đạt kết quae đã cùng các hộ dân trong số nhà 72 làm đơn khiếu nại gửi tới UBND phường phố Thợ Nhuộm cùng với phòng xây dựng quận Hoàn Kiếm về việc ông Long xây dựng lấn chiếm trái phép. Đơn khiếu nại của các hộ dân ở số nhà 72 có 2 nội dung chính là:
    - Yêu cầu ông Long phá phần sàn và tường cũng cửa sổ ở tầng 2 và tầng 3 xây lấn sang ngõ của số nhà 72 và không được mở cửa sổ ở tầng 2 và tầng 3 sang ngõ của số nhà 72
    - Không cho mở cửa đi tầng 1 ra ngõ 72 và phải xây bịt như trước năm 1985.
    Sau khi nhận đơn khiếu kiện của các hộ dân ở số nhà 72, phòng xây dựng quận Hoàn Kiếm phối hợp với UBND và công an phường Phố Thợ Nhuộm, tổ trưởng tổ dân phố của 2 số nhà trên tiến hành kiểm tra tại chỗ công trình xây dựng và lập biên bản, báo cáo gửi UBND quận Hoàn Kiếm với nội dung chính như sau:
    - Yêu cầu ông Long phải dỡ bỏ phần xây dựng trái phép trên khoảng không của ngõ thuộc số nhà 72: sàn bê tông cốt thép có kích thước 10m chiều dài, 0,9m chiều rộng cùng 4 cửa sổ tầng 2 và 3 quay ra ngõ số nhà 72
    - Phần cửa phụ tầng 1 vào nhà từ ngõ chung của số nhà 72 là đúng theo giấy phép xây dựng đã cấp (vì các hộ dân trong số nhà 72 ký đồng ý trong bản thiết kế xin cấp phép), do vậy không yêu cầu xây bịt lại.
    UBND quận Hoàn Kiếm, sau khi xem xét đã ra quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 15/01/2004 với nội dung chính như sau:
    Căn cứ vào các văn bản pháp luật và pháp quy hiện hành: luật đất đai năm 1998 (sửa đổi năm 2000 và 2003), Pháp lệnh về nhà ở ngày 26/3/1991, Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính, Nghị định của Chính phủ về ban hành điều lệ về quản lý đô thị, quyết định: xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn Long, địa chỉ số nhà 74 phố Thợ Nhuộm, phường phố Thợ Nhuộm số tiền 1.000.000 đồng ( Một triệu đồng)
    Lý do: ông Long đã vi phạm về xây dựng nhà ở sai với giấy phép xây dựng được cấp, xây dựng trên khoảng không ngõ đi chung của số nhà 72 phố Thợ Nhuộm. Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này, ông Long phải nộp đủ tiền phạt và phải tháo dỡ toàn bộ diện tích xây dựng trên khoảng không của ngõ đi chung của số nhà 72, không được mở cửa sổ trên tầng 2 và 3 nhìn sang ngõ 72.
    Nếu ông Long không thực hiện quyết định này trong thời hạn quy định, UBND quận Hoàn Kiếm yêu cầu chủ tịch phường phố Thợ Nhuộm, phòng xây dựng quận Hoàn Kiếm và các cơ quan chức năng có lien quan trong quận sẽ tổ chức cưỡng chế phá dỡ phần xây dựng sia phép và ông Long phải chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ cùng với khoản tiền nộp phạt vi phạm hành chính.
    UBND quận Hoàn Kiếm sẽ giải quyết khiếu nại của bà Huế và các hộ dân ở số nhà 72 về yêu cầu ông Long xây bịt lối đi tầng 1 ra ngõ nhà 72 sau khi thu thập đầy đủ tư liệu, thông tin và ý kiến của các cơ quan chức năng.
    Nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính cuả UBND quận, ông Long cho rằng quyết định này không thỏa đáng vì gia đình ông là gia đình chính sách cần được chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ còn gia đình bà Huế thuộc thành phần tư sản trước năm 1954. Do vậy, ông Long đã không thực hiện và làm đơn khiếu nại lên UBND quận Hoàn Kiếm với nội dung là xin được giữ nguyên việc mở cửa đi tầng 1 ra ngõ của số nhà 72 như trước khi xây dựng; xin giữ nguyeen phần sàn bê tông cốt thép ở tầng 2, tầng 3 có kích thước 10m chiều dài, 0,9m chiều rộng ở phần trên không gian ngõ đi chung của số nhà 72 với lý do nhà ông Long quá hẹp nên mong chính quyền tạo điều kiện cho gia đình chính sách. Đồng thời ông sẽ không mở 2 cửa sổ ở tầng 2 và tầng 3 trông sang ngõ đi chung nhà 72.
    Sau khi nhận được đơn khiếu nại của ông Long, UBND quận đã xem xét, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và diễn biến của vụ việc và ban hành quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 18/3/2004 với nội dung là:
    - Bác đơn khiếu nại của ông Long về việc xin giữ lại sàn bê tông cốt thép ở tầng 2, tầng 3 xây dựng trên khoảng không của ngõ đi cửa số nhà 72.
    - Yêu cầu ông Long xây bịt lại cửa đi tầng 1 phía ra ngõ đi chung của số nhà 72 như ông đã viết giấy cam kết năm 1985 với các hộ ở số nhà 72 khi ông mở lối đi để tổ chức đám cưới cho con trai.
    - Yêu cầu của ông Long chấp hành quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 15/1/2004 của UBND quận về mức nộp phạt vi phạm hành chính và phá dỡ phần xây dựng sai phép và xây bịt các cửa sổ trên khoảng không của ngõ số nhà 72.
    - Quyết định này là quyết định cuối cùng của UBND quận Hoàn Kiếm về việc giải quyết vụ xây dựng trái phép của ông Long tại số nhà 74 phố Thợ Nhuộm.
    Nhận được quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 18/3/2004 của UBND quận Hoàn Kiếm, ông Long đã không chấp hành và tiếp tục làm đơn khiếu nại gửi lên Thanh tra Nhà nước, UBND thành phố Hà Nội và sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội với nội dung là: Xin điều chỉnh, bổ sung giấy phép xây dựng số 71/GPXD-UBND ký ngày 16/6/2003 của UBND quận Hoàn Kiếm theo cách chấp nhận nộp phạt vi phạm hành chính nhưng xin được phép cho tồn tại các phần xây dựng trái phép.
    Sở địa chính – Nhà đất Hà Nội sau khi nhận đơn khiếu nại của ông Long đã xem xét toàn bộ hồ sơ và có công văn số 175/CV – SĐCNĐ ngày 25/4/2004 gửi UBND quận Hoàn Kiếm với nội dung như sau:
    Sau khi nhận được đơn khiếu nại của ông Long tại số nhà 74 phố Thợ Nhuộm, sở Địa chính – Nhà đất đã nghiên cứu, xem xét lại hồ sơ lưu trữ thửa đất ở cả 2 số nhà 72 và 74 phố Thợ Nhuộm. Kết quả là:tại hồ sơ lưu trữ tập, nét vẽ thể hiện chỉ giới phân định ranh giới giữa hai thửa đất số nhà 72 hoàn toàn thuộc về thửa 72, không thuộc thửa đất số nhà 74. Như vậy, việc ông Long xây dựng trên phần đất của số nhà 72 là hoàn toàn trái phép, vi phạm quy định xây dựng hiện hành. Theo khoản 1.12.2 của điều 7.12 phần II chương 7 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam , việc ông Long
    Xây dựng và mở cửa sổ sang phần ngõ đi chung của số nhà 72 là vi phạm luật xây dựng. Tuy nhiên ông Long có thể xin thỏa thuận với các hộ bên số nhà 72 và nếu các hộ này đồng ý thì có thể mở cửa sổ trên tầng 2,3 trong ngõ đi chung của số nhà 72 bằng cửa sổ chớp lật hoặc lắp kính chết. Sở sẽ tiếp tục xem xét việc ông Long mở cửa đi ở tầng 1 ra ngõ 72 để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân.
    Như vậy, với cùng một vụ việc về giải quyết tranh chấp nhưng các vấn đề của sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội với UBND quận Hoàn Kiếm có một số điểm không thống nhất với nhau.


    MỤC LỤC
    LỜI CÁM ƠN 3
    MỞ BÀI 4
    PHẦN I - NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 6
    1- Hoàn cảnh ra đời câu chuyện tình huống. 6
    2. Diễn biến của câu chuyện tình huống. 6
    PHẦN II - PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 13
    1- Mục tiêu đặt ra của tình huống. 13
    2- Cơ sở lý luận: 13
    3- Phân tích vấn đề của sự việc. 15
    4- Nguyên nhân, hậu quả. 16
    PHẦN III - XỬ LÍ TÌNH HUỐNG 18
    1. Mục đích. 18
    2. Các phương án giải quyết tình huống. 18
    3. Biện pháp giải quyết tình huống. 20
    PHẦN IV - KIẾN NGHỊ 22
    KẾT LUẬN 23
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...