Tiểu Luận Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính HVHC: Tình huống giải phóng mặt bằng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Đây là một tình huống đă xảy ra tại tỉnh Bắc Giang cách đây hơn một năm (cuối năm 2007), là một trong nhiều sự việc tương tự xảy ra ở một số địa phương. Việc giải quyết rất phức tạp , nó liên quan đến quyền lợi trực tiếp của nhiều đối tượng khác nhau. Bản thân tôi là một cán bộ tài chính , trong công tác chuyên môn cũng thường gặp phải việc giải quyết các khoản thanh toán cho các tổ chức, cá nhân hay việc giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng liên quan đến tu bổ di tích. Tình huống này tuy đă qua, xong bản thân tôi là một trong những cán bộ được phân công nhiệm vụ thực hiện. Do vậy tôi đề cập và đưa ra những giải pháp xử lý tình huống như dưới đây.
    Bước sang thế kỷ 21 nền công nghiệp thế giới đã đạt đến trình độ cao; xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng với quy mô và đốc độ ngày càng lớn đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư tạo nên một nền kinh tế thị trường toàn cầu. Các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn và đều theo xu hướng mở cửa, theo quỹ đạo của kinh tế thị trường. Với trình độ phát triển cao, đặt ra cho các nước công nghiệp phát triển gặp phải những khó khăn vướng mắc lớn đó là:
    - Thiếu hụt nhân công lớn, giá nhân công trong nước ngày càng tăng.
    - Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp ngày càng khan hiếm và trở nên thiếu thốn hơn.
    - Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng trở nên eo hẹp hơn so với năng lực sản xuất và năng lực đầu tư.
    Từ những khó khăn vướng mắc trên dẫn tới chi phí sản xuất cao, giá thành sản phẩm lớn, giảm ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để khắc phục những khó khăn trên các doanh nghiệp trong các nước công nghiệp phát triển tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài để tận dụng lợi thế so sánh ở các nước khác như: giá nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu mới dồi rào, thị trường tiêu thụ sản phẩm mới.
    Quá trình đó đã tạo nên nhu cầu dịch chuyển dòng vốn đầu tư chảy từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Trong khi đó, các nước đang phát triển rơi vào tình trạng khó khăn trong phát triển kinh tế, thất nghiệp ra tăng, thiếu vốn đầu tư, ngoại tệ, thiếu kỹ thuật công nghệ tiên tiến, thiếu cán bộ quản lý, công nhân lành nghề có trình độ cao. Ngoài nguồn vốn trong nước, nguồn vốn viện trợ, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển nền kinh tế. Như vậy, có điểm gặp nhau về nhu cầu phát triển kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát triển di chuyển vốn ra nước ngoài, còn các nước đang phát triển thấy được những lợi thế và hạn chế của mình, đã cố gắng tạo ra một môi trường kinh tế thích hợp thu hút đầu tư từ bên ngoài tạo thêm vốn đầu tư xã hội để phát triển đất nước.
    Bởi vậy các nước đang phát triển cần tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư về cả môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để thu hút đầu tư theo quy hoạch phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội trước mắt cũng như lâu dài của đất nước. Để thực hiện mục tiêu trên, các nước đang phát triển đã thành lập các khu vực đặc biệt với những ưu đãi nổi bật về đất đai, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội để thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài; đó là những khu công nghiệp, khu chế xuất.



    MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
    Sau khi xem xét rất nhiều dự án khác nhau, UBND tỉnh Bắc Giang đã quyết định liên doanh với Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang để xây dựng khu công nghiệp Vân Trung nằm ven quốc lộ 1A mới trục đường Hà Nội - Lạng Sơn. Khu công nghiệp Vân Trung có diện tích 900 ha nằm trên đất của xã Vân trung - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang. Các chỉ tiêu chung về sử dụng đất trong khu công nghiệp Vân Trung như sau:
    [TABLE]
    [TR]
    [TD] * Tỷ lệ các loại đất trong khu vực thiết kế xây dựng mới:
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] - Tỷ lệ diện tích các lô đất xây dựng nhà máy:
    [/TD]
    [TD]65-70%
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] - Tỷ lệ đất giao thông:
    [/TD]
    [TD]10-14%
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] - Tỷ lệ đất cây xanh:
    [/TD]
    [TD]15-25%
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] - Đất các công trình hành chính, dịch vụ:
    [/TD]
    [TD] 5%
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] - Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:
    [/TD]
    [TD] 2%
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] - Đất ở tái định cư, nhà ở công nhân:
    [/TD]
    [TD] 7-10%
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] * Các chỉ tiêu sử dụng đất:
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] - Mật độ xây dựng tối đa trong lô đất xây dựng nhà máy:
    [/TD]
    [TD] 70%
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] - Hệ số sử dụng đất từ:
    [/TD]
    [TD] 0,5-2
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] - Tầng cao trung bình:
    [/TD]
    [TD]1-3 tầng
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Theo dự án khu công nghiệp Vân Trung có khoảng trên 300 doanh nghiệp hoạt động thu hút trên 15 vạn lao động. Giá trị sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước với ước tính hàng năm khoảng từ 6 đến 8 tỷ USD (Riêng tập đoàn Hồng Hải của Đài Loan đã đăng ký đầu tư 5 tỷ USD trên diện tích 420 ha).
    Đây là dự án khu công nghiệp có diện tích đất và số doanh nghiệp đầu tư lớn nhất từ trước tới nay, nên UBND tỉnh Bắc Giang rất quan tâm và chỉ đạo sát sao. Tất cả các công việc cần thiết phải làm được tiến hành khẩn trương, các thủ tục được tiến hành khá xuôn xẻ. Ngày 25 tháng 9 năm 2007 Chính phủ đã có văn bản đồng ý cho Bắc Giang xây dựng khu công nghiệp Vân Trung. Chỉ còn lại khâu cuối cùng cũng là khâu quan trọng nhất là tiến hành giải phóng mặt bằng, giao đất cho công ty liên doanh đúng thời hạn đã ký kết.
    Ngày 5/10/2007 Ban giải phóng mặt bằng của tỉnh đã phối hợp với UBND xã Vân Trung tổ chức cuộc họp với người dân có đất bị thu hồi để bàn phương án đền bù. Cuộc họp diễn ra trong bầu không khí sôi nổi, cởi mở. Đa số người dân có đất trong khu công nghiệp đều ủng hộ chủ trương của tỉnh triển khai xây dựng khu công nghiệp Vân Trung và xác định đây là cơ hội để cải thiện môi trường kinh tế xã hội của Vân Trung nói riêng, Bắc Giang nói chung. Cuối buổi họp mọi người đều nhất trí theo phương án đền bù mà Ban giải phóng mặt bằng của tỉnh đưa ra. Ngày15/10/2007 Ban giải phóng mặt bằng của tỉnh đã giao tiền cho UBND xã Vân Trung để chi trả cho bà con có đất bị thu hồi. Sau một tuần tiến hành đền bù cho dân, Ban giải phóng mặt bằng của tỉnh đã nhận được báo cáo tiến độ của UBND xã Vân Trung. Theo báo cáo trong quá trình đo đạc đối chiếu diện tích đất cũng đã có nhiều nảy sinh thắc mắc nhưng cuối cùng đã được giải quyết. Hỗu hết các hộ dân có đất canh tác trong khu vực đã nhận tiền đền bù của UBND xã; chỉ còn 03 hộ dân cố tình không nhận tiền đền bù mà đòi thêm một một số yêu sách. Ban giải phóng mặt bằng đã báo cáo với UBND tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Việt Yên giải quyết rứt điểm số hộ nêu trên bằng biện pháp mềm dẻo. UBND huyện Việt Yên đã cử các đoàn thể đến tận thôn gặp trưởng thôn và gặp trực tiếp 03 hộ chưa nhận tiền đền bù để động viên thuyết phục, cuối cùng thì cả 3 hộ đã đồng ý nhận tiền đền bù. Sau 15 ngày bà con có đất bị thu hồi được nhận tiền đền bù, Ban giải phóng mặt bằng của tỉnh không nhận được bất cứ thắc mắc khiếu nại gì.
    Thực hiện hợp đồng kinh tế số 25/HĐKT ngày 1 tháng 10 năm 2007 giữa UBND tỉnh Bắc Giang với Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn – Bắc Giang Ngày 5/11/2007 là ngày giao đất để tiến hành đổ cát, san lấp mặt bằng của khu công nghiệp. Khi đội xe vận tải và xe xích gạt cát bắt đầu thi công thì bà con nông dân gồm các cụ già, phụ nữ, trẻ em và một số trung niên (trong đó có cả một số phần tử quá khích) đã kéo ra vây kín khu vực thi công, đứng dàn hàng ngang không cho các xe tiến hành đổ cát. Dân chúng kéo ra mỗi lúc một đông, không khí ngày càng ồn ào, náo loạn. Sự giằng co giữa dân chúng và đơn vị thi công kéo dài chừng 2 giờ thì sự căng thẳng lên tới đỉnh điểm. Có người đã xô xát với lực lượng thi công. Đến lúc này người phụ trách thi công có mặt tại hiện trường buộc phải quyết định tạm dừng công việc và xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
    Ngày 5/11/2007 là ngày giao ban định kỳ hàng tháng của UBND tỉnh Bắc Giang. Sau khi nhận được tin báo, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh (Thân Văn Mưu) lập tức thông báo tình hình cho hội nghị và xác định đây là việc cần giải quyết ngay vì nó liên quan đến chủ trương lớn của tỉnh, đến quyền lợi của dân và của phía đối tác. Nếu để lâu sẽ có ảnh hưởng sấu đến tình hình kinh tế – xã hội và trật tự trị an của địa phương. Cuộc giao ban kết thúc đồng chí Chủ tịch lại triệu tập ngay một số đồng chí trưởng các ban, ngành có liên quan như: Tài nguyên môi trường, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã Hội, Ban quản lý dự án, Công an . ở lại họp bàn giải quyết vụ việc nêu trên, cùng lúc đó chiếc xe 16 chỗ của Văn phòng uỷ ban tỉnh chở các cán bộ ở huyện, xã có liên quan, đại diện đơn vị thi công cũng vừa tới.
    Trái với không khí rất náo nhiệt và căng thẳng tại hiện trường, không khí trong cuộc họp lại rất êm đềm. Theo báo cáo của Ban giải phóng mặt bằng nguyên nhân dẫn đến sự việc nêu trên là do giá đền bù đất đai. Ban giải phóng mặt bằng đã chi trả theo đúng quyết định của UBND tỉnh. Hơn nữa việc xác định giá đền bù đất đai đã được các cơ quan chức năng như Sở Tài nguyên môi trường, Sở Tài chính thông qua. Tuy nhiên theo báo cáo trong quá trình thực hiện đã nẩy sinh một số vấn đề sau:
    - Về giá đất: Chi trả theo quy định của UBND tỉnh Bắc Giang dựa trên sự đánh giá phân loại đất. Ở khu vực này có tới 6 loại đất từ loại 1 đến loại 6: có đất ruộng canh tác loại cao, đất canh tác loại thấp, đất thùng đấu, gò mả vì vậy khi tính tiền đền bù phải tính theo hạng đất là đúng. Tuy nhiên theo yêu cầu của bà con tất cả phải đền bù theo đất hạng 1.
    - Việc đền bù hoa mầu trên đất theo một số hộ dân cho rằng chưa thoả đáng.
    - Một số hộ dân cho rằng việc đo đạc diện tích đất đền bù của của cán bộ thôn, xã chưa chính xác.
    - Một số người là cán bộ đã nghỉ hưu của các cơ quan, doanh nghiệp trước đây, qua đọc báo, nghe đài, lượm lặt thông tin đó đây cho rằng giá cả đền bù ở đây thấp hơn nhiều so với các nơi khác.
    - Trên khu đất bắt đầu được thi công san lấp có một số hộ đã nhận tiền đền bù nhưng bị các phần tử xấu lôi kéo nên không chịu giao đất.
    Để đảm bảo tiến độ thi công, giải phóng mặt bằng đúng hạn, không thể vì lợi ích của một vài cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích toàn cục. Ban giải phóng mặt bằng đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang cho áp dụng các biện pháp mạnh để giữ vững kỷ cương phép nước.
    Sau khi nghe báo cáo và ý kiến đề xuất của Ban giải phóng mặt bằng. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo huyện Việt Yên cùng các ngành chức năng tiếp thu và giải quyết những vấn đề hợp lý thông báo lại cho dân. Những vấn đề mà dân nêu chưa hợp lý thì giải thích, làm rõ để nông dân biết và thực hiện. Sau một tuần triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Lãnh đạo huyện Việt Yên đã báo cáo và xin phép UBND tỉnh để thông báo cho đơn vị thi công tiếp tục san lấp mặt bằng theo tiến độ. Có ý kiến dự báo rằng một số người vẫn chưa thoả mãn có thể kéo ra gây rối nhưng không nhiều và chính quyền làm kiên quyết thì vẫn thực hiện được.
    Đúng ngày dự định (12/11/2007) các lực lượng thi công triển khai các đội xe ô tô tải, máy súc, máy gạt vào vị trí để đổ cát san lấp mặt bằng. Đúng lúc này một lực lượng an ninh gồm 50 chiến sỹ cảnh sát cũng được triển khai ở đây. Các chiến sỹ cảnh sát khi nhận nhiệm vụ đã được quán triệt rất rõ là sự có mặt của họ chủ yếu nhằm giữ trật tự, có tính chất thị uy và được xác định phải hết sức kiềm chế, không được để xảy ra xô xát. Khi lực lượng thi công bắt đầu công việc thì dân trong làng kéo ra cản phá, chống đối quyết liệt. Các ông già, bà già, chị em có con nhỏ đã cản đường xe ô tô, máy xúc, máy gạt. Lực lượng cảnh sát lúc này thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị của cấp trên, bình tĩnh dàn hàng giữ dây để cho các xe đổ đất, không hề để xảy ra xô xát. Thời gian trôi qua, không khí lắng dịu dần. Thế nhưng sau khi có sự xuất hiện của một số người mới ở trong làng ra, đám đông lại trở nên huyên náo. Một số người xông vào dồn đẩy lực lượng cảnh sát và kiên quyết không cho lực lượng thi công san lấp mặt bằng. Khi có một người dân chạm vào chiếc dùi cui điện của cảnh sát gây chạm công tắc, toé lửa, lập tức một số phần tử kích động hô hoán, la hét “ Cảnh sát đánh chết người”. Một số người ào tới, đuổi bắt chiến sỹ cảnh sát đó. Trong tình trạng hỗn loạn đó, đồng chí phụ trách xin phép được dùng lựu đạn cay để đảm bảo an ninh trật tự, tuy nhiên người chỉ huy còn đủ sáng suốt để đưa ra mệnh lệnh: Không được đàn áp, không được ném lựu đạn cay, tập trung lực lượng bằng mọi cách lái dòng người đưa đồng chí cảnh sát đó về trụ sở UBND xã Vân Trung, tuyệt đối không được để đưa về nhà dân.
    Đến lúc này tình hình trong khu vực thực sự căng thẳng, một đám đông đứng dàn hàng ngang tại mặt đường quốc lộ 1A mới làm cho giao thông bị ách tắc. Một số cụ già, một số thanh niên và một số đối tượng chính sách xã hội đã kéo nhau lên trụ sở UBND tỉnh nhưng các đồng chí bảo vệ đã kịp thời ngăn chặn. Họ tụ tập thành một đám đông ngay trước cổng UBND tỉnh, một số thì đứng, số thì ngồi, một số trải chiếu nằm ngay trên vỉa hè; buổi trưa họ dùng củi, cao su đun nấu cơm ngay tại cổng UBND tỉnh gây nên sự lộn sộn và mất mỹ quan đô thị. Họ yêu cầu bảo vệ cho gặp trực tiếp đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh. Tình thế đó buộc các đồng chí bảo vệ phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch. Đồng chí Chủ tịch đồng ý 14 giờ tiếp họ tại Hội trường nhà khách tỉnh.
    Đúng lời hứa 14 giờ Chủ tịch có mặt tại Hội trường. Sau khi nói chuyện trực tiếp với dân, Chủ tịch đã nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân; Các ý kiến đề nghị chủ yếu tập trung vào một số quyền lợi sau:
    - Tăng giá đền bù đất và hoa màu trên đất cho dân.
    - Đo đạc, tính toán lại diện tích đền bù cho từng hộ dân đảm bảo chính xác, công bằng.
    - Giải quyết việc làm cho người lao động thuộc các hộ nông dân bị thu hồi đất trong khu công nghiệp.
    - Hỗ trợ tiền học và tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất để tạo việc làm mới hoặc chuyển đổi việc làm.
    Sau khi nghe các ý kiến đề nghị, đồng chí chủ tịch hứa xem xét, bàn bạc với các ngành chức năng và trả lời cho dân sau.

    MỤC LỤC
    PHẦN THỨ NHẤT 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN THỨ HAI 3
    SỰ CẦN THIẾT PHẢI HÌNH THÀNH CÁC KHU 3
    CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 3
    I- THỰC TRẠNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TỈNH BẮC GIANG 3
    1- Tình hình dân số. 3
    2- Thực trạng về lao động và việc làm 3
    3- Phân bố và sử dụng lao động. 4
    II- SỰ CẦN THIẾT PHẢI HÌNH THÀNH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG. 5
    PHẦN THỨ BA 7
    MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 7
    PHẦN THỨ TƯ 12
    GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 12
    I- CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 12
    II- PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 14
    III- GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 16
    1- Các phương án có thể vận dụng để giải quyết 16
    2- Đánh giá các phương án. 17
    3- Giải quyết tình huống. 18
    PHẦN THỨ NĂM . 19
    KẾT LUẬN 19
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...