Tiểu Luận Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính HVHC:tình huống đấu thầu xây lắp của dự án đầu tư

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong những năm vừa qua thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Để đạt được những thành tựu về phát triển bền vững kinh tế xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện điện hóa nền kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc cần có sự đóng góp rất quan trọng của các ngành kinh tế chủ lực, các thành phần kinh tế trong cả nước; trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, cùng với sự phát triển của của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế Quốc tế; việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các khu, cụm công nghiệp . đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về quản lý kinh tế nói chung và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) nói riêng luôn được Nhà nước quan tâm bằng cách ban hành, chỉnh sửa các văn bản qui phạm pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển của đất nước.
    Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ( XDCB ), Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng phù hợp với từng thời kỳ như :
    - Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
    - Luật Đấu thầu số: 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
    - Nghị định số: 52/1999/NĐ - CP, ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số: 12/2000/NĐ - CP; Nghị định số: 07/2003/NĐ - CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về của Chính phủ;
    - Nghị định số: 88/1999/NĐ - CP ngày 01/09/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu, Nghị định số: 14/2000/NĐ - CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của quy chế đấu thầu; Nghị định số: 66/2003/NĐ - CP, ngày 12/6/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu;
    - Nghị định số: 16/2005/NĐ - CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số: 112/2006/NĐ - CP ngày 29/9/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 16/2005/NĐ - CP;
    - Nghị định số: 111/2006/ NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ Về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng;
    - Thông tư số: 04/2000/ TT- BKH, ngày 26/5/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu; Thông tư số: 01/2004/TT- BKH, ngày 02/02/2004 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 66/2003/NĐ - CP, ngày 12/6/2003 của Chính phủ.
    Qua quá trình quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình việc thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành là điều rất quan trọng và cần thiết; trong qui trình quản lý đầu tư, công tác quản lý và tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm, tài chính và nhân lực đáp ứng tốt các yêu cầu của gói thầu là khâu quan trọng, quyết định hiệu quả và sự thành công của dự án; quản lý và làm tốt công tác đấu thầu sẽ lựa chọn được nhà thầu xứng đáng nhất có đủ năng lực để thi công hoàn thành công trình với giá cả phù hợp, vừa đảm bảo công trình hoàn thành có chất lượng tốt vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư của Nhà nước.
    Trong những năm qua về công tác quản lý đấu thầu ở địa phương cơ bản là làm tốt. Tuy nhiên qua quá trình quản lý thực hiện lựa chọn các nhà thầu thông qua đấu thầu có nhiều tình huống phức tạp xảy ra đòi hỏi cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư phải xử lý nhiều tình huống nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật; thực tế cho thấy khi xử lý tình huống mỗi người có hướng giải quyết riêng của mình, do năng lực, kinh nghiệm thực tế về quản ký nhà nước của mỗi người còn hạn chế nên phương án giải quyết vấn đề cũng khác nhau, mặc dù các văn bản qui phạm pháp luật cho quản lý và tổ chức đấu thầu về cơ bản là tương đối đầy đủ, chặt chẽ và đúng thực chất, khắc phục được những tồn tại hiện nay trong công tác đấu thầu, tăng cường tính cạnh tranh, công khai và minh bạch, phù hợp với Luật và thông lệ Quốc tế về đấu thầu; việc ban hành các văn bản Luật đôi khi chưa đồng bộ, sửa đổi bổ sung chưa kịp thời, các văn bản khi ban hành chưa lường hết được những vấn đề nảy sinh khi thực hiện, nên đôi khi còn gây lúng túng không chỉ cho các nhà thầu, các chủ đầu tư mà thậm chí đối với các cán bộ – công chức quản lý nhà nước về công tác đấu thầu.
    Sau đây là một tình huống đấu thầu xây lắp của dự án đầu tư xây dựng công trình: Trường PTTH nội trú của huyện C.

    I . NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
    1.1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống:
    DO việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật đôi khi chưa đồng bộ, sửa đổi bổ sung chưa kịp thời, đặc biệt là thời điểm áp dụng, nên gây lúng túng không chỉ cho các nhà thầu, các chủ đầu tư mà thậm chí đối với các cán bộ – công chức quản lý nhà nước về công tác đấu thầu.
    1.2. Mô tả tình huống:
    Trong năm 2005 huyện C có kế hoạch vốn đầu tư xây dựng Trường PTTH nội trú huyện; sau khi thực hiện qui trình đầu tư xây dựng công trình, có quyết định phê duyệt dự án công trình, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán cũng đã được phê duyệt; căn cứ chỉ tiêu vốn được giao trong năm, chủ đầu tư (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng) công trình, thấy đủ điều kiện để tiến hành đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây lắp công trình nên lập kế hoạch đấu thầu trình ủy ban nhân dân huyện thẩm định phê duyệt ( theo quy định hiện hành các dự án có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng do cấp huyện làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND huyện được quyền phê duyệt dự án và phê duyệt kế hoạch đấu thầu cũng như phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu), tham mưu cho chủ tịch UBND huyện là Phòng kế hoạch tài chính huyện, thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt. Thẩm định kế hoạch đấu thầu của dự án này là Ông Nguyễn Văn A, cán bộ Phòng Tài chính kế hoạch(người được giao nhiệm vụ thụ lý, thẩm định dự án trên), trực tiếp thẩm định, tham mưu cho Trưởng phòng ra văn bản báo cáo kết quả thẩm định trình ủy ban nhân dân huyện C phê duyệt; trong đó văn bản có ghi điều khoản hợp đồng ký kết sau khi trúng thầu của nhà thầu với chủ đầu tư là: Hợp đồng theo đơn giá.
    Do thời điểm đó Luật Đấu thầu số: 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005, đã có hiệu lực thi hành thay thế tất cả các văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn công tác đấu thầu trước đây; vì luật mới có hiệu lực thi hành, chưa có nghị định hướng dẫn.
    Ủy ban nhân dân huyện C, Sau khi nhận được Báo cáo kết quả thẩm định của Phòng kế hoạch tài chính và căn cứ kế hoạch đấu thầu chủ đầu tư trình( trong hồ sơ kế hoạch đấu thầu có ghi hợp đồng ký kết sau khi trúng thầu của nhà thầu với Chủ đầu tư là: hợp đồng có điều chỉnh giá, theo Nghị định cũ) Do sơ xuất ông Trần Văn B – Chuyên viên theo dõi XDCB thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện đã tham mưu cho chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện C ra Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hình thức áp dụng đấu thầu rộng rãi, rong đó có ghi hợp đồng ký kết của nhà thầu trúng thầu với chủ đầu tư là: hợp đồng có điều chỉnh giá theo Nghị định số 88/1999/NĐ - CP, ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ, không áp dụng Luật Đấu thầu mới.
    Khi có quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu công trình, chủ đầu tư (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện) đã tiến hành lập hồ sơ mời thầu trình thẩm định và trình chủ tịch Ủy ban nhân huyện phê duyệt, tiến hành thẩm định trình phê duyệt hồ sơ mời thầu vẫn do ông Nguyễn Văn A và ông Trần Văn B xem xét nhưng vẫn không phát hiện ra điều khoản hợp đồng ký kết sau khi nhà thầu trúng thầu với Chủ đầu tư là sai, không theo Luật Đấu thầu năm 2005 mới có hiệu lực thi hành. Sau khi đăng thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu có 6 nhà thầu đến mua hồ sơ mời thầu và nộp hồ sơdự đấu thầu, buổi mở thầu đã tiến hành thành công theo đúng quy định của pháp luật; kết quả chấm thầu nhà thầu trúng thầu là: Công ty TNHH Thương mại Hà Nam. Tuy nhiên rắc rối xảy ra khi hai nhà thầu tham dự đấu thầu: Công ty xây dựng Bằng Giang, Công ty cổ phần xây dựng Thành Đạt ( không trúng thầu) lại gửi đơn kiến nghị lên Ủy ban nhân dân huyện C, đòi hủy bỏ kết quả chấm thầu và tiến hành đấu thầu lại với lý do: Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt không đúng theo qui định của Luật Đấu thầu năm 2005.
    Sau khi nhận được đơn kiến nghị của hai nhà thầu trên, Ủy ban nhân dân huyện C đã có văn bản yêu cầu Phòng kế hoạch tài chính tiến hành kiểm tra xác minh lại và đề xuất hướng giải quyết; kết quả xác minh của Phòng kế hoạch Tài chính như sau:
    Theo Nghị định số: 88/1999/NĐ - CP, ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu thì hình thức thực hiện hợp đồng ký kết giữa Chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu đối với gói thầu công trình Trường PTTH nội trú huyện là: Hợp đồng có điều chỉnh giá.
    Cả hai ông A và B, do Luật Đấu thầu đã có hiệu lực thi hành mà chưa nghiên cứu kỹ, chủ quan. nên tham mưu sai, không thống nhất văn bản áp dụng, dẫn đến có đơn kiến nghị của các nhà thầu khi cuộc đấu thầu kết thúc.



    MỤC LỤC


    Lời cảm ơn ! 0
    I. LỜI NÓI ĐẦU 1
    I . NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 4
    1.1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống: 4
    1.2. Mô tả tình huống: 4
    II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 6
    2.1. Mục tiêu phân tích tình huống: 6
    2.2.Cơ sở lý luận, pháp : 6
    2.3. Phân tích diễn biến tình huống: 7
    2.4. Nguyên nhân dẫn đến tình huống: 9
    2.5. Hậu quả của tình huống: 9
    III. XỬ LÝ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 10
    3.1. Mục tiêu xử lý tình huống: 10
    3.2. Giải pháp xử lý tình huống: 10
    3.3. Lựa chọn phương án xử lý: 12
    3.4. Tổ chức thực hiện phương án chọn: 12
    IV. KIẾN NGHỊ 16
    4.1. Kiến nghị với Đảng, Nhà nước: 16
    4.2. Kiến nghị với các cơ quan chức năng: 16
    V. KẾT LUẬN 17
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...