Tiểu Luận Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính HVHC:Thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển. Chế độ sở hữu và cơ cấu các thành phần kinh tế được đổi mới cơ bản từ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể là chủ yếu sang nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen hỗn hợp, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho khai thác tiềm năng trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội. Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đi vào cuộc sống, doanh nghiệp và doanh nhân được tự chủ kinh doanh cạnh tranh lành mạnh để phát triển. Quản lý nhà nước về kinh tế được đổi mới từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh chuyển sang quản lý bằng luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ điều tiết vĩ mô khác.
    Trong điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội ở nước ta còn kém phát triển, việc nhà nước chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội là rất cần thiết; tuy nhiên việc xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, vốn thu hồi chậm, đồng thời nhà nước cũng phải chăm lo xây dựng hệ thống an sinh xã hội; trong khi vốn tích lũy cho đầu tư còn nhỏ bé, thì việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cần phải chú trọng, mặt khác trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng thường có nhiều khâu, nhiều công đoạn, nếu quản lý không tốt thì gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nước.
    Hoạt động đầu tư xây dựng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và phụ thuộc nhiều yếu tố kinh tế kỹ thuật và điều kiện tự nhiên, xã hội. Đầu tư xây dựng không chỉ trực tiếp góp phần vào việc tổ chức lại sản xuất, đổi mới công nghệ, làm thay đổi cơ cấu kinh tế ngành cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ và trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân mà còn góp phần tạo lập kết cấu hạ tầng xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nội dung công tác quản lý đầu tư xây dựng rất đa dạng phong phú, phức tạp và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung; chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế.
    Hàng năm, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu từ nguồn vốn NSNN luôn chiếm một tỷ trọng lớn ( khỏang trên 20% tổng số chi NSNN) và đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.
    Trong những năm qua Nhà nước thực sự có vai trò chủ đạo, dẫn dắt, thu hút và làm cho các nguồn vốn của xã hội được huy động cho đầu tư phát triển ngày càng tăng theo thời gian. Tuy nhiên, việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng là một vấn đề không đơn giản. Trong thực tế việc gây thất thoát, lãng phí trong thực hiện đầu tư còn xảy ra phổ biến ở nhiều loại hình công trình. Báo chí, dư luận xã hội đã nêu quá nhiều các trường hợp có chất lượng xây dựng kém, không bảo đảm tính thiết thực và an toàn khi sử dụng, gây lãng phí, thất thoát nghiêm trọng.
    Tại kỳ họp Quốc hội khóa X, vấn đề quản lý và sử dụng vốn đầu tư đã được nhiều đại biểu Quốc hôi quan tâm, thảo luận. Nhiều ý kiến khá bức xúc đòi hỏi làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng đầu tư kém hiệu quả, gây thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư. đó là những đòi hỏi rất chính đáng của đại biểu Quốc hội, của cử tri cả nước trước tình trạng tiêu cực xảy ra hiện nay ở nhiều dự án đầu tư bằng các nguồn vốn của Nhà nước, trong khi đất nước ta còn nghèo, sự thất thoát, lãng phí tiền của đã làm chậm tiến trình xây dựng đất nước, tạo ra sự bất công trong xã hội, làm mất đi một bộ phận cán bộ, công chức do thoái hóa, biến chất đồng thời làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, làm mất ổn định chính trị.
    Xuất phát từ sự phức tạp trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, công tác quản lý đầu tư xây dựng theo đó cũng vô cùng phức tạp thể hiện ở chỗ đã có nhiều văn bản luật, văn bản dưới luật của Nhà nước và các Bộ, ngành, các văn bản hướng dẫn trong từng Bộ, ngành về công tác quản lý, tổ chức thực hiện đầu tư, xây dựng đã được ban hành nhưng việc thực hiện vẫn còn nhiều sai sót. Mặc dù trong thời gian gần đây Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng, tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng nhưng việc quản lý đó vẫn chưa thật sự đồng bộ, trật tự kỷ cương chưa được tôn trọng nên việc thất thoát vốn đầu tư vẫn chưa được khắc phục là bao nhiêu.
    Thực tế, những năm vừa qua cho thấy, một số không nhỏ dự án có phát hiện thất thoát, lãng phí; biểu hiện rõ nhất ở các khâu: quy hoạch và chủ trương đầu tư; khảo sát thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng; triển khai và điều hành kế hoạch đầu tư hàng năm; lựa chọn nhà thầu; thi công xây dựng công trình và lãng phí, thất thoát trong thanh toán vốn đầu tư; quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Hậu quả đó bắt nguồn từ một cơ chế quản lý thiếu chặt chẽ, công tác kiểm tra, giám sát hình thức và chưa nghiêm.
    Với cương vị là một công chức nhà nước đang công tác trong lĩnh vực tài chính, qua khảo sát nghiên cứu thực tế về công tác đầu tư xây dựng cơ bản của ngành ngân hàng và được trang bị kiến thức về quản lý nhà nước - chương trình chuyên viên chính, tôi đã nhận biết được sự thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng, trong phạm vi bài tiểu luận này, cá nhân tôi muốn đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.

    PHẦN 1 : NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
    I. TÊN TÌNH HUỐNG: Thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.
    II. DIỄN BIẾN TÌNH HUỐNG:
    Theo số liệu của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), qua kiểm toán tại các dự án đầu tư xây dựng đã chỉ ra số tiền lãng phí lên tới hàng tỷ đồng, cụ thể: Dự án nhà máy xi măng Bút sơn, tại hạng mục móng công trình, được thi công sâu quá mức cần thiết, do thi công khi chưa có bản vẽ thiết kế; dự án thi công cầu Sông Gianh, KTNN cũng chỉ ra các vi phạm về quy trình, thủ tục đầu tư như: Điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần, lần cuối cùng được điều chỉnh khi công trình đã hoàn thành ; dự án Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, KTNN cũng chỉ ra nhiều khoản chi trái với điều kiện hợp đồng, đồng thời cũng xác nhận về mức hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án so với mục tiêu đã đề ra khi xây dựng dự án; dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, KTNN đã chỉ ra số tiền đáng ra có thể tiết kiệm được như : khoản tiền chi thêm cho tư vấn, do lỗi khi thương thảo hợp đồng; khoản tiền chi thêm mà lỗi do chất lượng bước khảo sát, thiết kế kém, dẫn đến phát sinh chi phí làm lại; Phát sinh thêm chi phí lãi vay do sử dụng vốn không đúng quy định: Đơn vị đã không dùng khoản tiền bảo hiểm công trình được đền bù để thanh toán cho chi phí khắc phục về thiệt hại do bão lũ mà lại đi vay tín dụng để chi trả, dẫn đến làm tăng chi phí đi vay. Khoản kinh phí thanh toán cho khối lượng nghiệm thu chưa chính xác.
    Thời gian qua, việc kiểm toán tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả của dự án đầu tư, xây dựng công trình mới dừng ở bước đánh giá những mặt đạt được, chưa so với mục tiêu đã được phê duyệt, chỉ ra những lãng phí do quản lý, những khoản bị thất thoát trong quá trình đầu tư, xây dựng công trình, các khoản lãng phí, tính hiệu quả công trình không đạt được như phê duyệt, tính hiệu lực các văn bản bị vi phạm. Mục tiêu được phê duyệt cũng là căn cứ để đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá, đây cũng là một vấn đề chưa thể khắc phục, nếu mục tiêu được phê duyệt có chứa đựng yếu tố rủi ro, dẫn đến kết quả kiểm toán cũng bị ro. Thực tế có một số dự án được phê duyệt, nhưng khi thực hiện dự án thì kết quả không đáp ứng được nhu cầu, xây chưa xong đã lạc hậu, bất hợp lý dẫn đến phải bổ sung, trình duyệt, rất lãng phí thời gian như công trình Nhà hát chèo Trung ương là một điển hình.
    Mặt khác, một số dự án phải ban hành đơn giá, định mức riêng ( dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn I, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân .), nhiều công trình vừa thiết kế, vừa thi công ( Các công trình về xây dựng đường dây tải điện) Nếu không quản lý tốt thì đây cũng là nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát trong quá trình thực hiện dự án.
    Trên đây là một số đánh giá việc quản lý đầu tư xây dựng của xã hội mà KTNN đã thực hiện kiểm toán.
    Xét trên lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng trong phạm vi ngành, tôi xin đưa ra dẫn chứng về việc quản lý đầu tư xây dựng ở Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) như sau:
    Theo kết quả kiểm tra một số dự án tại Ngân hàng Nhà nước trong năm 2008 đã giảm giá trị quyết toán 371 triệu đồng.
    Qua kết quả kiểm tra cho thấy về cơ bản dự án đã thực hiện tương đối những qui định của Nhà nước cũng như của Ngành về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, cụ thể là:
    Các văn bản, hồ sơ pháp lý của dự án tương đối đầy đủ, quá trình thực hiện đầu tư xây dựng dự án đảm bảo đúng trình tự, đúng thẩm quyền ban hành, nội dung phù hợp với quy định về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước và của Ngành.
    Trong qúa trình thi công, các bên đã thực hiện ghi chép nhật ký công trình, lập biên bản xử lý kỹ thuật, các phiếu kiểm nghiệm về vật liệu - cấu kiện, các biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành phù hợp với từng giai đoạn thi công công trình, từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng.
    Thực hiện tạm ứng, thanh quyết toán vốn bảo hành công trình theo đúng quy định.
    Các tài liệu, báo cáo, hồ sơ được lập và lưu giữ đầy đủ.
    Tuy nhiên, vẫn còn những sai sót, chưa tuân thủ hoàn toán những quy định của Nhà nước, của Ngành về quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cụ thể là:
    - Trong quá trình thực hiện dự án còn phải điều chỉnh dự án, bổ sung tổng mức đầu tư nhiều lần.
    - Thời gian phê duyệt dự án đến thời gian thi công kéo dài, nên có nhiều văn bản quản lý đầu tư đã thay đổi, nhưng không chỉnh sửa, bổ sung do đó khi thi công chưa phù hợp với quy hoạch hiện tại của điạ phương, nên dẫn đến tình trạng phá đi làm lại, gây lãng phí.
    - Những công trình thực hiện đấu thầu nhưng trình tự, thủ tục đầu thầu thực hiện chưa đúng quy định
    - Hồ sơ dự thầu chỉ tính đơn giá tổng thể, thiếu đơn giá chi tiết theo quy định, nên thiếu cơ sở pháp lý cho việc quyết toán điều chỉnh giá nhân công và giá máy móc thi công theo quy định của Nhà nước.
    - Tiến độ triển khai thực hiện dự án cón chậm so với quyết định.
    - Nhật ký thi công ghi chép đơn giản, sơ sài chưa phản ánh đầy đủ những diễn biến trong quá trình thi công về nội dung công việc, vật tư đưa vào sử dụng, chủng loại vật liệu.
    - Một số biên bản nghiệm thu hạng mục công trình chưa theo sát tiến độ thi công còn gộp nhiều bước công việc và thiếu phụ lục chi tiết.
    Từ những vấn đề thực hiện chưa đúng quy định nêu trên. Kết quả kiểm tra vốn đầu tư thực hiện đã giảm giá trị quyết toán công trình hơn 300 triệu đồng.


    MỤC LỤC

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]TT
    [/TD]
    [TD]TIÊU ĐỀ
    [/TD]
    [TD]TRANG
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Phần 1: Mở đầu
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Phần 2: Nội dung tình huống
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1
    [/TD]
    [TD]I. Tên tình huống
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2
    [/TD]
    [TD]II. diễn biến tình huống
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3
    [/TD]
    [TD]III. Phân tích tình huống
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.1
    [/TD]
    [TD]1. Cơ sở lý luận
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.2
    [/TD]
    [TD]2. Phân tích
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4
    [/TD]
    [TD]IV. Xử lý tình huống
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.5
    [/TD]
    [TD]V. Kiến nghị
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]Phần 3: kết luận
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]Tài liệu tham khảo
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...