Tiểu Luận Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính HVHC:TH đăng ký hành chính phương tiện thủy nội đị

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Hàng năm cứ vào dịp Tết nguyên đán và kéo dài đến tháng ba âm lịch, khách tham quan du lịch lễ hội từ khắp mọi nơi trong nước và khách nước ngoài đổ về Hương Sơn tham quan Lễ hội Chùa Hương. Đây là một lễ hội lớn đã có truyền thống từ lâu. Với đặc thù cảnh quan tự nhiên đặc sắc, hệ thống núi đá vôi có nhiều động đẹp và những ngôi chùa cổ. Phong cảnh, văn hóa cùng thời tiết mùa xuân nơi đây tạo ra một bức tranh đẹp có sức lôi cuốn hàng vạn lượt khách mỗi ngày đến tham quan du lịch vào mùa lễ hội.
    Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của Lễ hội Chùa Hương lưu lại những kỷ niệm đẹp trong lòng du khách khi dời Hương Sơn, còn có những điều chưa tốt, chưa hay, chưa xứng tầm với một Lễ hội lớn của dân tộc, với “ Nam Thiên Đệ Nhất Động”.
    Để giữ gìn và nâng cao giá trị danh lam, văn hóa truyền thống của Lễ hội Chùa Hương ngày càng đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước về tham quan du lịch Chùa Hương đòi hỏi có sự góp công, sức, tiền, của của toàn thể cộng đồng xã hội, trong đó phải kể đến sự đóng góp và trách nhiệm lớn lao của tất cả các ngành, các cấp. Đặc biệt với chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm cao, góp phần nhằm đưa Khu thắng cảnh Chùa Hương trở thành một trong những khu danh lam thắng cảnh của Việt Nam có môi trường tự nhiên, văn hóa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí hiện đại và truyền thống.
    Nói đến Chùa Hương không thể không nói tới địa danh xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) nay thuộc thủ đô Hà Nội. Đi Chùa Hương có thể bằng nhiều đường từ Hà Nam, Hòa Bình . đến nhưng mọi ngả đường đều đổ về dòng Suối Yến. Du khách sẽ đi thuyền chèo tay từ bến Yến đến Đền Trình và lần lượt tới những địa điểm trong quần thể Khu danh lam thắng cảnh Chùa Hương. Hành trình đi bằng thuyền.

    Trước đây đi Chùa Hương vào dịp lễ hội bằng những chiếc thuyền nan và phải chen chúc vì thuyền ít. Hiện nay, hành trình đi trên dòng suối Yến được đi bằng phương tiện đó là những chiếc thuyền (với số lượng gần 4000 chiếc vào chính hội) do bà con địa phương chèo tay. Những chiếc thuyền này cũng do người dân địa phương tự chế bằng vật liệu tôn sắt. Lượng du khách về trẩy hội Chùa Hương hàng năm rất lớn nên đi cùng với nó công tác tổ chức vận tải phải khoa học và hiệu quả để góp phần phục vụ tốt nhất hành khách tham quan du lịch lễ hội đảm bảo các tiêu chí an toàn, trật tự, thuận tiện, văn minh, lịch sự
    Sở Giao thông Vận tải Hà Tây (cũ) nay là Sở Giao thông Vận tải Hà Nội (mới) với chức năng tham mưu cho UBND thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thông - vận tải địa phương đã và đang cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đối với quản lý vận tải , Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đường thủy nội địa và đường bộ trong địa bàn thành phố. Trước tình hình thực tế về đặc thù lễ hội Chùa Hương nói trên, bản thân là cán bộ Phòng quản lý vận tải - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.Tôi lựa chọn một trong những tình huống đã xảy ra trong quản lý thực tế và đang xảy ra ở địa phương nơi tôi làm việc và chính tôi là người đã trực tiếp bám cơ sở để tham gia xử lý tình huống đó rồi kể lại và thể hiện sự hiểu biết của mình về kiến thức và sự vận dụng kiến thức đã được trang bị vào xử lý tình huống xảy ra trong quản lý hành chính nhà nước. Tình huống tôi nói đến là tình huống đăng ký hành chính phương tiện thủy nội địa phục vụ lễ hội Chùa Hương.
    I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG1.1 Hoàn cảnh ra đời, xuất hiện của tình huống :
    Như đã trình bày ở trên, đặc thù đặc sắc nhất của lễ hội Chùa Hương là đi trẩy hội bằng thuyền chèo tay trên dòng suối Yến. Theo quan điểm chuyên môn : Với lượng người và phương tiện thủy tham gia giao thông lớn, vài vạn lượt người và vài ngàn phương tiện tham gia giao thông trong ngày cao điểm đặt ra cho cơ quan quản lý phải làm gì để công tác tổ chức vận tải trên dòng suối Yến được thuận tiện, an toàn, trật tự, văn minh đi vào nề nếp. Việc quan trọng nhất để tổ chức quản lý vận tải đặc thù này là quản lý tốt nhất các phương tiện thủy trong dịp lễ hội. Muốn thực hiện tốt việc quản lý phương tiện thì phương tiện phải được đánh số và ký hiệu mang tính cố định. Song song với việc đánh số phương tiện là cấp giấy chứng nhận đăng ký hành chính cho phương tiện để thực hiện đúng yêu cầu của công tác quản lý đăng ký phương tiện.
    Luật Giao thông Đường thủy nội địa được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005. Yêu cầu quản lý theo Luật này rất chặt chẽ. Mọi phương tiện thủy nội địa tham gia giao thông đều phải được quản lý và đăng ký hành chính (chỉ miễn đăng ký đối với phương tiện quy định tại khoản 4 Điều 24 là loại phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè). UBND cấp tỉnh tổ chức đăng ký phương tiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (khoản 8 Điều 25 Luật Giao thông Đường thủy nội địa). Trong phân cấp quản lý (theo Quyết định số 29/2004/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa) thì toàn bộ phương tiện trong diện đăng ký hành chính đều do Sở Giao thông vận tải địa phương tổ chức thực hiện.
    Thi hành Luật Giao thông Đường thủy nội địa và căn cứ tình hình thực tiễn về hoạt động giao thông đường thủy nội địa địa phương, Sở Giao thông vận tải triển khai thực hiện công tác đăng ký phương tiện thủy phục vụ lễ hội Chùa Hương.
    1.2 Mô tả tình huống :
    Đầu xuân 2008 vừa qua có 3124 phương tiện được đánh số- gắn biển sắt (chiếm 86% tổng số phương tiện ) và 1.731 phương tiện đã gắn biển được cấp giấy chứng nhận đăng ký hành chính (chiếm 55 % tổng số phương tiện đã gắn biển) được đưa vào phục vụ lễ hội Chùa Hương. Du khách đi thuyền trên dòng suối Yến đều có chung cảm giác yên tâm vì trên mỗi thuyền đều được gắn các biển tôn sắt có đánh ký hiệu và số thứ tự (như biển đăng ký ôtô) màu xanh da trời, khổ 30 x 25 vào vị trí dễ quan sát nhất để phân biệt rõ các phương tiện với nhau. Đây là tình huống quản lý hành chính mới xuất hiện (các năm trước chưa có). Trong khi lễ hội Chùa Hương đã có lâu đời. Như vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện muộn màng của tình huống quản lý hành chính này?. Những phần trình bày tiếp theo sẽ dần dần giải đáp câu hỏi trên.

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU
    I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
    1.1 Hoàn cảnh ra đời, xuất hiện của tình huống
    1.2 Mô tả tình huống
    II. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG2.1 Chuẩn bị
    - Lý luận liên quan đến tình huống
    - Các tình tiết, diễn biến tình huống trong thực tế
    - Liên hệ/nghiên cứu thực tế
    - Nghiên cứu/chuẩn bị các văn bản liên quan và các điều kiện khác
    2.2 Phân tích, xử lý tình huống
    - Xác định mục tiêu
    + Mục tiêu phân tích
    + Mục tiêu xử lý
    - Đề xuất các giải pháp/phương án xử lý
    - Lựa chọn phương án
    - Các bước tiến hành thực hiện phương án xử lý tình huống hành chính
    III. KIẾN NGHỊ
    IV. KẾT LUẬN
    V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

    nvhien.ttgtqb thích bài này.
Đang tải...